-
-
Liên hệ
TEXAS UNIVERSITY OF THEOLOGY
Email: txutreap@daveroever.org - Website: www.global/reap internetnational
Email: txutvn@gmail.com - Website: www.songtanhien.net
Môn Học: CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ
Professor: Dr. Trần Khánh Hưng, D.Min.
Email: khanhhung07@gmail.com
Thời gian: Lúc 7:00 PM – 11:00 PM (Việt Nam)
Lúc 6:00 AM – 10:AM (Texas)
Thứ Bảy, ngày 08 tháng 02 năm 2025
GIÁO TRÌNH CỦA KHÓA HỌC
I. Sách Giáo Khoa
II. Mô Tả Khóa Học
PHẦN MỘT: Sự Khai Sinh Của Hội Thánh
Bài 1: Từ Phục Sinh Đến Lễ Ngũ Tuần
Bài 2: Ngày Lễ Ngũ Tuần
Bài 3: Sự Chữa Lành Và Kết Quả
Bài 4: Hoạt Động Của Các Sứ Đồ
PHẦN HAI: Từ Bách Hại Đến Bành Trướng
Bài 5: Ê-tiên
Bài 6: Phi-líp và Sau-lơ ở Tạt-sơ
PHẦN BA: Các Hoạt Động Của Phi-e-rơ Và Bắt Đầu Truyền Giáo Cho Dân Ngoại
Bài 7: Phi-e-rơ
Bài 8: An-ti-ốt Và Giê-ru-sa-lem
PHẦN BỐN: Hành Trình Truyền Giáo Thứ Nhất Của Phao-lô Và Nghị Quyết Các Sứ Đồ
Bài 9: Hành Trình Truyền Giáo Thứ Nhất
Bài 10: Nghị Quyết Các Sứ Đồ
PHẦN NĂM: Truyền Giảng Tin Lành Ở Vùng Bờ Biển Aegean
Bài 11: Hành Trình Truyền Giáo Thứ Hai
Bài 12: Hành Trình Truyền Giáo Thứ Ba
PHẦN SÁU: Hành Trình Bất Ngờ Đến Rô-ma
Bài 13: Từ Mi-lê Đến Giê-ru-sa-lem
Bài 14: Từ Giê-ru-sa-lem Đến Sê-sa-rê
Bài 15: Từ Sê-sa-rê Đến Rô-ma
III. Mục Đích Khóa Học
Khóa học này giúp các học viên:
IV. Yêu Cầu Của Khóa Học
Tổng số điểm là 100, nếu hoàn tất những phần sau đây và đúng thời gian quy định:
V. Thang Điểm Môn Học
Điểm số |
Điểm chữ |
94.5 – 100% |
A |
91.5 – 94% |
A- |
88.5 – 91% |
B+ |
85.5 – 88% |
B |
82.5 – 85% |
B‑ |
79.5 – 82% |
C+ |
76.5 – 79% |
C |
73.5 – 76% |
C- |
70.5 – 73% |
D |
Below 70.5 |
F |
BÀI TẬP 1: 20 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Chỉ cần ghi đáp án)
1. Sách Công Vụ Các Sứ Đồ có thể được chia theo:
a) sự bành trướng của Hội Thánh ở châu Á, châu Âu và châu Phi.
b) chức vụ của Phi-e-rơ, Phao-lô và Giăng.
c) chức vụ đối với người Do Thái, những người kính sợ Chúa và dân ngoại.
d) chức vụ địa lý ở Giê-ru-sa-lem, Giu-đê, Sa-ma-ri, và thế giới.
2. Sách Công Vụ phải được viết trước năm 64 S.C, bởi vì:
a) Lu-ca không đề cập đến cuộc bách hại dữ dội dưới thời Nero bắt đầu từ năm 64 S.C cũng như việc thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá vào năm 70 S.C.
b) Lu-ca xác định Thê-ô-phi-lơ là Hoàng đế của La Mã vào thời điểm viết sách, và triều đại của ông là năm 41–54 S.C.
c) không thể có trình tự ngày hay giờ khác.
d) Lu-ca cho biết bối cảnh thời gian này trong lịch sử của mình.
3. Trong lời cầu nguyện của họ sau sự hăm dọa của Tòa Công Luận, Hội Thánh đầu tiên:
a) đã đổ lỗi cho Đức Chúa Trời về việc Phi-e-rơ và Giăng bị giam vào ngục.
b) nhắc nhở Đức Chúa Trời về quyền kiểm soát tối cao của Ngài đối với sự sáng tạo và lịch sử cứu chuộc.
c) phản ứng với sự lo lắng, chán nản và cảm thấy tự ti trước Tòa Công Luận.
d) phản ứng với lòng hận thù, lên án và muốn cầu xin sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên Tòa Công Luận.
4. Sự phán xét dành cho A-na-nia và Sa-phi-ra rất nghiêm khắc vì nó nhằm:
a) thiết lập nguyên tắc rằng thật đáng kinh khiếp khi rơi vào tay Chúa hằng sống.
b) tạo ra sự đáng tin về sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong Hội Thánh.
c) tạo ra sự sợ hãi đối với Hội Thánh và các thể chế mới của nó trong cộng đồng.
d) tiết lộ rằng A-na-nia và Sa-phi-ra đã bị quỷ ám và được định sẵn để phán xét.
5. Nguyên nhân sâu xa của nan đề lớn của Hội Thánh đầu tiên là:
a) phân biệt đối xử chống lại giới lãnh đạo của phụ nữ trong Hội Thánh.
b) Hội Thánh tăng trưởng nhanh chóng và sự căng thẳng của con người giữa các nền văn hóa xung đột.
c) sự chấp thuận tư cách thành viên của Hội Thánh cho những người giả hình chưa tin Chúa.
d) sự thể hiện hình thức cộng đồng trong việc phân phát thức ăn.
6. Bảy “chấp sự” là những người:
a) đầy đầy đức tin, hy vọng và tình yêu thương.
b) đã thể hiện các ân tứ chữa bệnh và đuổi quỷ.
c) được đào tạo trở thành ra-bi và có kinh nghiệm về văn hóa Hy Lạp.
d) danh tiếng tốt, đầy dẫy sự khôn ngoan và Đức Thánh Linh.
7. Tại sao Phi-líp truyền giáo tại Sa-ma-ri trong khi Ma-thi-ơ 10:5 Chúa Jêsus truyền cho các môn đồ của Ngài không được rao giảng ở đó?
a) Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Đức Chúa Trời đã thay đổi ý định của Ngài về nhu cầu thuộc linh của người Sa-ma-ri.
b) Trước đó, vì thành kiến về chủng tộc, các môn đồ chưa sẵn sàng phục vụ bên ngoài nền văn hóa của họ, còn Phi-líp làm theo những gì Chúa Jêsus trực tiếp truyền dạy trong Công Vụ 1:8.
c) Phi-líp đến Sa-ma-ri mà không được sự chấp thuận của các sứ đồ ở Giê-ru-sa-lem, do đó buộc Hội Thánh Giê-ru-sa-lem phải cử Phi-e-rơ và Giăng đến sửa sai Phi-líp.
d) Một thiên sứ của Chúa hiện ra với Phi-líp và hướng dẫn ông truyền giáo ở Sa-ma-ri.
8. Trong Công Vụ 8:14, Phi-e-rơ và Giăng phục vụ người Sa-ma-ri, một nền văn hóa khác với nền văn hóa của họ, bởi vì:
a) Phi-e-rơ có sự hiện thấy, được lặp lại ba lần, về một tờ giấy từ trời rơi xuống đầy thú vật ô uế.
b) họ là một phần của nhóm truyền giáo có tổ chức đã đến Sa-ma-ri để thực hiện Đại Mạng Lệnh.
c) độc lập với chức vụ của Phi-líp, họ đã hành động trực tiếp tuân theo chỉ dẫn của Chúa Jêsus trong Công Vụ 1:8.
d) các sứ đồ ở Giê-ru-sa-lem yêu cầu họ đi và tìm hiểu những gì đang xảy ra dưới chức vụ của Phi-líp.
9. Việc Phi-e-rơ ở Gióp-bê với Si-môn thợ thuộc da cho thấy rằng:
a) lối sống của ông không bao giờ bị chi phối cứng nhắc bởi các đòi hỏi của những điều cấm kỵ và luật lệ của người Do Thái.
b) nhiều người Do Thái chỉ trung thành trên danh nghĩa với niềm tin tôn giáo của họ.
c) ông đã làm bạn với những người bị xã hội ruồng bỏ giống như Chúa Jêsus.
d) ông công khai chống lại hệ thống tôn giáo hiện có và làm gương trong vấn đề này cho Hội Thánh đầu tiên.
10. Sự tuôn đổ của Đức Thánh Linh trên dân ngoại bang cho thấy rằng:
a) Đức Chúa Trời chấp nhận dân ngoại, đã mở ra một thế giới truyền giáo hoàn toàn mới.
b) những người Do Thái không còn là tuyển dân của Chúa; Ngài sẽ không bao giờ thể hiện lòng thương xót trên họ nữa.
c) Đế chế La Mã hiện đã chấp nhận Cơ Đốc giáo là một tôn giáo hợp pháp và hoàn toàn độc lập với Do Thái giáo.
d) Cọt-nây mở một Hội Thánh đa văn hóa ở Sê-sa-rê, tương tự như Hội Thánh ở An-ti-ốt.
11. Câu nào mô tả nhân tố quan trọng trong sự phát triển của Hội Thánh An-ti-ốt?
a) Những người sáng lập tiên phong và ban lãnh đạo ban đầu có suy nghĩ đúng đắn rằng họ biết và nhận thức rõ ràng về Đức Chúa Trời cũng như nền văn hóa mới của họ.
b) Thành phố An-ti-ốt có nền tảng đạo đức tốt để xây dựng các giáo lý và hoạt động của Hội Thánh.
c) Vì phần lớn dân số của thành phố là những người kính sợ Đức Chúa Trời hay những người Do Thái Hê-lê-nít, nên việc truyền giảng Phúc Âm diễn ra một cách tự nhiên ở An-ti-ốt.
d) Các nhà truyền giáo đầu tiên của Hội Thánh đã rao giảng sứ điệp về sự thịnh vượng và sự chữa lành thiên thượng nói lên những sự sự cảm nhận về nhu cầu của người nghèo tại An-ti-ốt.
12. Như Phao-lô và Ba-na-ba đã thể hiện, khi Phúc Âm được tuyên bố trung thực trong chân lý và quyền năng:
a) sẽ có rất ít người được cứu.
b) mọi người sẽ tin Chúa.
c) các dấu lạ phép mầu phải luôn đi kèm với nó để sự cứu rỗi xảy ra.
d) một người không thể làm nhiều hơn và không có quyền bận tâm về việc hưởng ứng chức vụ của mình.
13. Nguyên tắc chúng ta học được từ chức vụ của Phao-lô và Ba-na-ba ở An-ti-ốt xứ Pi-si-đi, I-cô-ni, Lít-trơ và Đẹt-bơ là:
a) kết quả trái ngược là do thiếu đức tin.
b) khi gặp khó khăn, hãy tìm một nơi an toàn để ẩn náu cho đến khi nguy hiểm qua đi.
c) mọi sự chống đối đều là hoạt động trực tiếp của ma quỷ cần phải xua đuổi.
d) không được trở nên thụ động và phải tránh sự đổ lỗi và tự thương hại.
14. Sự việc cụ thể đòi hỏi phải có Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem là:
a) Phe chủ trương cắt bì yêu cầu Phao-lô và Ba-na-ba ngừng công bố sự cứu rỗi bởi ân điển bởi đức tin.
b) xung đột giữa Hội Thánh Giê-ru-sa-lem và An-ti-ốt liên quan đến việc ai sẽ lãnh đạo các sứ mệnh tiếp cận thế giới.
c) một cuộc tranh cãi gay gắt tại An-ti-ốt giữa các thành viên của phe chủ trương cắt bì với Phao-lô và Ba-na-ba.
d) cuộc tranh cãi giữa Phao-lô và Phi-e-rơ về cách cư xử trên bàn ăn khi các thành viên của phe chủ trương cắt bì từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt.
15. Khi Phao-lô quay lại Ê-phê-sô và tỉnh A-si, ông không thể tiếp tục hành trình vì:
a) Đức Thánh Linh cản trở không rõ lý do.
b) những người Do Thái ở miền nam Ga-la-ti đang gây ra sự nổi loạn.
c) một chứng bệnh đột ngột nguy hại đến sức khỏe của ông.
d) chức vụ của A-pô-lô trước đó.
16. Hành trình nào là trình tự của hành trình truyền giáo thứ hai của Phao-lô?
a) Sy-ri, Si-li-si, Ga-la-ti, Trô-ách, Ma-xê-đô-ni-a, A-chai, Ê-phê-sô.
b) Sy-ri, Si-li-si, Ga-la-ti, A-si, A-chai, Ma-xê-đô-ni-a, Ê-phê-sô.
c) Giê-ru-sa-lem, Si-li-si, Ga-la-ti, Trô-ách, A-chai, Ma-xê-đô-ni-a, An-ti-ốt.
d) Sy-ri, Ga-la-ti, A-si, Si-li-si, Trô-ách, Ma-xê-đô-ni-a, A-chai, An-ti-ốt.
17. Để đáp ứng với chức vụ của Phao-lô, những người Do Thái ở Bê-rê:
a) đã cử một phái đoàn đến Tòa Công Luận ở Giê-ru-sa-lem để họ đánh giá về Phao-lô.
b) cử đại diện đến nhà hội ở Tê-sa-lô-ni-ca để xin lời giới thiệu của họ về Phao-lô.
c) chấp nhận sự dạy dỗ của ông vì ông đã có thư giới thiệu của Gia-cơ và Phi-e-rơ.
d) tra cứu Kinh Thánh Cựu Ước để xác minh sự giải thích và áp dụng của Phao-lô.
18. Mục đích của Đức Thánh Linh khi cảnh báo Phao-lô về sự giam cầm đang chờ đợi ông ở Giê-ru-sa-lem dường như:
a) là sự ngăn trở việc bắt giữ không cần thiết, bỏ tù và có thể bị chết.
b) thử xem Phao-lô có thực sự sẵn sàng liều mạng sống mình vì Phúc Âm không.
c) chuẩn bị ông cho sự đau khổ và nhiệm vụ sẽ đến, mặc dù ông không biết rõ mục đích.
d) kiểm tra sự cam kết của các môn đồ xung quanh Phao-lô, vì nhiều người sẽ bị ảnh hưởng bởi việc ông bị bỏ tù hoặc chết.
19. Câu nào nói lên chân lý: “Mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời”?
a) Một người có thể bỏ qua lời khuyên thuộc linh mà vẫn được cứu giống như trường hợp của viên đội trưởng.
b) Đức Chúa Trời hành động qua tình trạng hoàn toàn tuyệt vọng của các thủy thủ, tạo cơ hội cho Phao-lô trình bày sứ điệp Phúc Âm tích cực cho 274 người đang cần lời này (trừ ông và Lu-ca).
c) Cơn bão cho thấy Phao-lô thiếu đức tin, đáng lẽ ông phải theo gương Chúa Jêsus và dẹp yên cơn bão.
d) Tất cả những điều trên.
20. Sự giải thích tốt nhất sự kết thúc sách Công Vụ của Lu-ca là ông đã:
a) viết cho đến thời điểm hiện tại.
b) truy tìm đầy đủ nguồn gốc của Cơ Đốc giáo từ Giê-ru-sa-lem đến Rô-ma.
c) cung cấp bối cảnh để hiểu biết về vụ xét xử Phao-lô.
d) cho thấy ý định để viết tập thứ ba về lịch sử các sứ đồ