-
-
Liên hệ
Giáo Trình Khóa Học
Môn Học: Con Nguời, Nhiệm Vụ và Mục Tiêu
People, Tasks And Goals
Code: CC-412
Thời Gian: Lúc 7:00 am - 9:00 am giờ Texas
Lúc 7:00 pm - 9:00 pm giờ Việt Nam
Thứ Bảy ngày 5 và ngày 12 tháng 10 năm 2024
Sách Giáo Khoa
Giảng Viên
Rev. Nguyễn Phi Hùng, Dr.
Mô Tả Khóa Học
Con Người, Nhiệm Vụ và Mục Tiêu: Là môn học nghiên cứu về sự lãnh đạo Cơ-đốc và là khóa học giới thiệu những nền tảng Kinh Thánh về sự lãnh đạo. Khóa học này giới thiệu cho học viên lý thuyết và thực tiễn của vai trò lãnh đạo và đồng thời hướng dẫn học viên áp dụng những nguyên tắc Kinh Thánh. Môn học này thích hợp cho những người đang hầu việc Chúa, bắt đầu hầu việc Chúa, và sẽ hầu việc Chúa trọn thời gian. Môn học này giúp ích về mặt kiến thức cho những người muốn đào tạo người khác về sự lãnh đạo Cơ-đốc. Điểm nhấn mạnh chính là sự phát triển ân tứ, những khả năng và những mối quan hệ trong vòng những người lãnh đạo và các con cái Chúa trong Hội Thánh.
Mục Đích Khóa Học
Sau khi hoàn tất môn học này, chúng ta sẽ có thể:
Yêu Cầu Của Khóa Học
Tổng số điểm là 100, nếu hoàn tất những phần sau đây và đúng thời gian quy định
Thang Điểm Khóa Học
Các Sách Tham Khảo
J. Robert Clinton. Sự Hình Thành Của Mổt Người Lãnh đạo. Nhà xuất bản Hiện đại 2023.
Glenn Johnnson. Lãnh Đạo Đem Lại Gây Dựng. Xuất bản 1996 tại Philippines by OMF Literature Inc.
Sara N. King, David G. Altman & Robert J. Lee. Khám Phá Người Lãnh Đạo Trong Bạn. Copyright © 2011 by Wiley & Sons. Inc.
Câu Hỏi Trắc Nghiệm
1. Theo tác giả, khi nói về kế hoạch của Đức Chúa Trời có nghĩa là Đức Chúa Trời
A. muốn tất cả các loại công tác được thực hiện cùng một cách trong mỗi lần.
B. có một phương cách linh hoạt để thực hiện mục đích của Ngài cho nhân loại.
C. có một phương cách cụ thể, rõ ràng để hoàn tất mục đích của Ngài.
D. có một kế hoạch sẽ được thực hiện bất kể những nỗ lực của con người.
2. Những ân tứ chức vụ mà Đức Chúa Trời ban cho các tín hữu trong Hội Thánh là bằng chứng về tầm quan trọng của
A. sự lãnh đạo trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.
B. lãnh đạo cấp trung.
C. tài năng tự nhiên.
D. lịch sử trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.
3. Khi chúng ta nói về những đặc điểm lãnh đạo, chúng ta đang nói về
A. hành động của người lãnh đạo.
B. phẩm chất của người lãnh đạo.
C. suy nghĩ của người lãnh đạo.
D. cảm xúc của người lãnh đạo.
4. Từ vựng lãnh đạo cấp trung đề cập đến các lãnh đạo
A. chịu trách nhiệm vừa phải trong một cấu trúc tổ chức.
B. đứng tại chỗ hoặc đứng gần giữa trong "biểu đồ" của một tổ chức.
C. chịu trách nhiệm đối với các lãnh đạo khác và chính anh ta là người lãnh đạo.
D. chịu trách nhiệm đối với người giám sát, nhưng không giám sát ai cả.
5. Một đặc tính thiết yếu của lãnh đạo là hoàn thành mục tiêu, trong đó bao gồm
A. đặt những mục tiêu và thực hiện nhắm vào những mục tiêu đó cho đến khi đạt được.
B. đặt những mục tiêu đòi hỏi sự cam kết từ những người bị ảnh hưởng.
C. có các kỹ năng cần thiết cho công tác và sự cam kết để đạt được mục đích đã nêu lên.
D. sự tự kiểm soát, động cơ thúc đẩy cao, và tự bắt đầu.
6. Sự thấu cảm, một đặc tính cần thiết của lãnh đạo, bao gồm
A. thiết lập những mục tiêu và thực hiện nhắm vào những mục tiêu đó.
B. có các kỹ năng cần thiết cho công tác và thực hiện chúng.
C. sự tự tiết độ và hợp lý.
D. nhìn những sự việc từ quan điểm của người khác.
7. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se để lãnh đạo dân sự của Ngài, Ngài hứa
A. vinh quang và phần thưởng cho Môi-se.
C. ở cùng với Môi-se và giúp đỡ ông.
C. rằng trách nhiệm của Môi-se sẽ không quá khó khăn.
D. rằng Ngài sẽ làm cho dân Y-sơ-ra-ên được thỏa lòng và vâng theo sự lãnh đạo của Môi-se.
8. Môi-se đã học được từ Giê-trô, ông gia của ông, rằng tình yêu trong sự lãnh đạo đòi hỏi một người
A. tin cậy người khác để chia sẻ khải tượng và góp sức cho việc đạt được mục tiêu, thậm chí khi họ có vẻ yếu kén.
B. hy sinh cuộc sống của ông.
C. chịu kỷ luật và quyết tâm trong việc thực hiện trách nhiệm trong sự lãnh đạo bất kể giá nào.
D. để cho người đi theo làm những gì như anh ta thấy phù hợp và sau đó nhận hậu quả được vui thỏa hoặc đau buồn.
9. Khi mọi người đứng xung quanh lãng phí thời gian và bỏ lại một số công việc dang dở, lãnh đạo phải
A. giao cho họ những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện.
B. tự chính mình thực hiện công việc để gây cho họ sự ngượng nghịu.
C. khiển trách họ.
D. thuê thêm nhân sự là những người sẽ thiết lập các gương tốt.
10. Theo sách giáo khoa, phong cách lãnh đạo mà bạn phát triển, và mức độ thành công bạn sẽ đạt được ở vị trí lãnh đạo phụ thuộc một phạm vi lớn vào
A. lời khuyên nhận được từ những người gần gũi với bạn.
B. những giả định bạn đưa ra về con người.
C. sự hướng dẫn chi tiết và giám sát chặt chẽ của những người bạn hướng dẫn.
D. môi trường trong quá khứ của bạn.
11. Một lãnh đạo độc tài có khuynh hướng
A. yêu cầu những gợi ý và đóng góp từ nhóm.
B. cho phép cả nhóm tham gia đáng kể vào quá trình quyết định.
C. cho thời gian để biểu hiện sự sáng tạo trong nhóm.
D. đưa ra tất cả những quyết định quan trọng.
12. Một nguyên tắc lãnh đạo có thể được nhìn thấy trong mối quan hệ của Ba-na-ba và Phao-lô là
A. lãnh đạo mạnh mẽ hơn phải thay thế những người yếu hơn.
B. sự lãnh đạo không phải để chia sẻ.
C. những nhu cầu khác nhau trong Hội Thánh đòi hỏi những dạng lãnh đạo khác nhau.
D. các lãnh đạo làm việc trong cùng một khu vực không nên trở thành những người bạn thân hoặc những người giúp đỡ lẫn nhau.
13. Một tấm gương vĩ đại nhất trong Kinh Thánh của một mối quan hệ thầy-trò là của
A. Phao-lô và Ba-na-ba.
B. Phao-lô và Giăng Mác.
C. Phao-lô và Si-la.
D. Phao-lô và Ti-mô-thê.
14. Khi chúng ta nhìn vào cuộc sống của các lãnh đạo Hội Thánh trong Công-vụ các sứ đồ, chúng ta thấy rằng tất cả những người này
A. có khả năng tự nhiên để trở thành lãnh đạo.
B. được xức dầu đặc biệt để rao giảng.
C. là trưởng lão đã được tôn trọng qua nhiều năm cam kết trung tín với Chúa.
D. nhận được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
15. Khi Phao-lô nhận Ti-mô-thê ở dưới sự lãnh đạo của ông, ông nhận ra rằng Ti-mô-thê cần
A. nhận được sự kêu gọi cá nhân cho sự phục vụ điều đó chưa được thể hiện vào thời điểm đó.
B. được phát triển những kỹ năng lãnh đạo, có được những tri thức thuôc linh và sự hiểu biết về con người, và trưởng thành trong sự xét đoán.
C. có một kiến thức rộng lớn hơn của thế giới và tiềm năng lãnh đạo.
D. có một người như là người cha để bù đắp cho sự thiếu đào tạo trong thời thơ ấu tại nhà của ông.
16. Mục tiêu quan trọng nhất của lãnh đạo Cơ đốc là
A. giúp phát triển tiềm năng lãnh đạo của người khác.
B. hoàn thiện vai trò lãnh đạo.
C. quan sát và đánh giá những người làm việc dưới quyền của anh ta để biểu lộ điểm mạnh và điểm yếu của họ.
D. cho mọi người rất nhiều trách nhiệm.
17. Nhận định nào sau đây là chân thật liên quan đến sự lãnh đạo?
A. Một lãnh đạo tốt phải hoàn toàn được phát triển những ân tứ của chính anh ta trước khi anh ta có thể giúp đỡ người khác.
B. Lãnh đạo tốt tôn trọng khả năng của người khác.
C. Những người có ảnh hưởng luôn luôn là lãnh đạo tốt.
D. Một lãnh đạo tốt đã hoàn thành việc học của mình và tăng trưởng do đó anh ta có thể tập trung vào sự dạy dỗ người khác.
18. Khi công việc tiến triển và khối lượng công việc gia tăng, mục tiêu chính của lãnh đạo nên là
A. làm thêm nhiều giờ hơn để cố gắng hoàn tất nhiều việc hơn mỗi ngày.
B. tuyển dụng và phát triển các lãnh đạo trẻ hơn.
C. tuyển dụng tình nguyện viên để làm các công tác nhỏ hơn.
D. chuyển đến một địa vị mới và để lại dự án này cho sự lãnh đạo khác.
19. Điều nào sau đây là một nguyên tắc để làm theo liên quan đến mối quan hệ giữa các lãnh đạo hoặc các lãnh đạo có tiềm năng?
A. Sự khác biệt trong con người là những vấn đề cần phải được loại bỏ.
B. Các lãnh đạo Cơ đốc phải làm các quyết định của mình và sau đó khiến những người khác giúp họ.
C. Sự phát triển của những người khác làm gia tăng tính hiệu quả của chính mình.
D. Các lãnh đạo nhận thức được uy quyền của chính mình, do đó không cần phải được bồi đắp với các sự cảm khích hoặc sự công nhận.
20. Chúng ta thấy hai đặc điểm nổi bật của Đa-vít như một lãnh đạo vĩ đại là
A. lòng can đảm và sự tự tin của ông.
B. sự cẩn thận trong việc lập kế hoạch và tin cậy vào Đức Chúa Trời.
C. sự phát triển về thân thể và những kỳ công táo bạo của ông.
D. khả năng để giao những công tác cho những người giỏi xung quanh ông và chính khả năng của ông.
21. Mục đích ở phía sau sự lập kế hoạch là
A. sự định trước một tiến trình hành động và làm thế nào để đáp ứng trong những tình huống có thể xảy ra.
B. bảo đảm rằng tiến trình sẽ xảy ra và không có những khó khăn.
C. biện minh cho một tiến trình hành động mà chúng ta muốn thực hiện.
D. đoán trước những trở ngại hàng ngày có thể gây trở ngại với các mục tiêu.
22. Một gợi ý tốt để giúp một người tránh những trở ngại và lập kế hoạch hiệu quả là
A. đảm bảo rằng kế hoạch được đặt định và không linh động được.
B. chỉ có một mục tiêu chính và các mục đích, mục tiêu phụ phải bị bỏ.
C. nhớ rằng chỉ có lãnh đạo cần phải hiểu các kế hoạch, chứ không phải những người tham dự vào làm cho kế hoạch được thành.
D. dâng những kế hoạch trong sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh.
23. Mô tả tốt nhất của những mối liên hệ của mục sư với cấu trúc tổ chức là vị mục sư
A. phải là người duy nhất lãnh đạo trong Hội Thánh.
B. nên có một nhóm tư vấn để làm các việc tương tác với các nhà lãnh đạo trung và cá nhân.
C. phải làm việc với các lãnh đạo mà còn liên quan trực tiếp đến mỗi cá nhân trong hội chúng.
D. là người lãnh đạo trong sự điều hành với các lãnh đạo phục vụ ông ta hoặc bà ta là người trực tiếp giao tiếp với hội chúng.
24. Khi một vị trí lãnh đạo mới được tiếp nhận, điều quan trọng là
A. phải hiểu được cấu trúc đang có.
B. bỏ qua những gì đã được thực hiện trước và bắt đầu tổ chức mới.
C. lập ngay một nhóm những người đủ điều kiện để thực hiện các kế hoạch của lãnh đạo mới.
D. phải có một văn bản mô tả công tác và kế hoạch để duy trì tất cả mọi điều như đã được thực hiện.
25. Giô-suê nói với các chiến sĩ tốt nhất của ông, "Hãy lắng nghe một cách cẩn thận. Anh em sẽ mai phục phía sau thành. Đừng ra quá xa. Tất cả hãy sẳn sàng chiến đấu."(Giô-suê 8:4). Tại đây Giô-suê truyền đạt với họ
A. những hồ sơ và báo cáo.
B. bằng cách thách thức và sự thúc đẩy.
C. những mệnh lệnh và chỉ thị
D. cách tượng trưng.
26. "Ông ấy quá lớn tiếng và hài hước. Tôi thích yên tĩnh, bình lặng, giáo viên chân thành. Tôi không thể tập trung vào những gì ông ta đang nói." Tại đây rào cản trong sự giao tiếp là.
A. cá tính.
B. phong tục.
C. địa vị.
D. biểu tượng.
27. Nhận thức là quan trọng trong quá trình giao tiếp vì
A. nhận thức là một yếu tố dự đoán cao trong tất cả mọi người.
B. nhận thức quyết định ý nghĩa của một thông điệp.
C. tất cả các loại cá tính điều hiểu và cảm nhận được các thông điệp trong cùng một cách.
D. nhận thức của người nhận là luôn luôn giống với ý định của người nói.
28. Người lãnh đạo bày tỏ sự tôn trọng chân thật một cách bình đẳng đối với mọi người
A. thuyết phục người nghe về sự lương thiện của mình.
B. loại bỏ sự phản đối hợp lý luôn luôn có của những người đi theo mình và rồi từ khước họ.
C. lắng nghe nhưng tạo ra ấn tượng rằng các giá trị của những người khác là không quan trọng.
D cho người nghe những nguyên cớ để tin rằng những gì được nói là quan trọng đối với họ cũng như đối với mình.
29. Một kết luận có thể đạt được từ nghiên cứu về sự lãnh đạo của Nê-hê-mi là một lãnh đạo khôn ngoan và kiên quyết
A. có thể có vấn đề với cả bên trong nội bộ dân tộc của mình và với những người bên ngoài.
B. sẽ không có vấn đề nội bộ, nhưng sẽ phải đối mặt với sự phản đối từ bên ngoài.
C. sẽ tìm kiếm địa vị chính thức để đạt được lợi thế mà đáng lẽ ra là của ông.
D. người nhìn thấy sự cần thiết phải hành động, không cần thông qua các nguồn thích hợp hoặc lập kế hoạch.
30. Giai đoạn đầu tiên trong quy trình giải quyết vấn đề là
A. thực hiện hành động.
B. đánh giá kết quả.
C. xem xét các giải pháp thay thế.
D. mô tả hoàn cảnh và quyết định hành động nếu đó là cần thiết.
31. "Tôi không biết phải làm gì. Tôi biết các em cần phải tìm hiểu thêm về Kinh Thánh, nhưng giáo viên của tôi nghĩ rằng trẻ em cần phải được sung sướng. Tôi nên làm điều nào?" Trở ngại của sự không biết kết thúc những gì chúng ta làm này là một ví dụ của
A. sự thất bại để phải đối mặt với sự thật một cách trung thực.
B. không hình thành các mục tiêu rõ ràng.
C. sợ hãi của sự thay đổi.
D. các cảm giác bất an.
32. Dạng đặc biệt của năng lực và hành động đến từ những người cùng làm việc với nhau được mô tả như
A. đa số giải quyết vấn đề.
B. một sự đồng thuận văn hóa.
C. động lực nhóm.
D. kích thước của xã hội.
33. Khi mỗi thành viên bày tỏ sự sẵn sàng đồng ý với một quyết định, cho dù người đó không không hoàn toàn được thuyết phục rằng đó là giải pháp tốt nhất, chúng ta nói rằng đây là một ví dụ về quyết định
A. bằng cách biểu quyết đầu hàng.
B. bằng cách biểu quyết đa số hay quá bán.
C. bằng sự đồng lòng tuyệt đối.
D. bằng sự đồng lòng.
34. Hoàng hậu Ê-xơ-tê đã tập trung phẩm chất lãnh đạo và công tác để hướng tới mục tiêu cuối cùng của bà là
A. giải cứu dân sự của bà.
B. một ví dụ về sự nhã nhặn và khoan dung.
C. thiết lập chính bà như một hoàng hậu có ảnh hưởng.
D. làm hài lòng vua.
35. Mục đích tổ chức của chúng ta như trong công tác của Cơ đốc nhân là
A. chiêu mộ mỗi tín hữu dự phần sinh động trong sự phục vụ cộng đồng.
B. trang bị cho tất cả các thành viên trong Hội Thánh để làm chứng nhân có hiệu quả.
C. đem thế gian trở lại với Đấng Christ.
D. lay động cộng đồng của chúng ta với sứ điệp Phúc âm.
36. Vai trò của các mục đích trong công tác Cơ đốc nên
A. ít quan trọng vì là "làm theo ý Chúa" là đủ.
B. loại bỏ khi có thể được vì các cuộc họp để lập kế hoạch đòi hỏi quá thời gian.
C. được nhấn mạnh vì một tổ chức tốt là vấn đề then chốt trong sự phát triển của Hội Thánh.
D. được coi là giúp ích trong việc tiết kiệm thời gian, công sức, và nguồn lực.
37. Cảm giác kết ước của một lãnh đạo tốt được bày tỏ khi họ nhận thức được mục đích của Hội Thánh là
A. thực tại.
B. được công nhận.
C. sự phản ứng.
D. nhận lãnh trách nhiệm.
38. Người lãnh đạo có thể kiểm tra tính thực tế của một mục đích bằng cách hỏi rằng:
A. "Tôi có sẵn sàng ước lượng và báo cáo kết quả với những người tôi làm việc với được không?"
B. "Tôi có thể nào làm cho công tác này dễ dàng được không?"
C. "Điều này sẽ làm cho tôi được chấp nhận trong cộng đồng hơn không?"
D. "Tôi có thể trình bày điều này mà không cần thú nhận bất kỳ khó khăn có thể xảy ra hoặc cần phải cầu nguyện không?"
39. Một trong những sự kiện thực tế về sự lãnh đạo là
A. người lãnh đạo là "ông chủ" hay "giám đốc."
B. người lãnh đạo không cần phải làm việc chăm chỉ như những người làm việc cho họ.
C. người lãnh đạo là đầy tớ, chứ không phải là chủ.
D. người lãnh đạo giỏi sẽ được nhiều người biết đến và không cô đơn.
40. Trong Lu-ca 22:32, Đức Chúa Giê- xu phán với Phi-e-rơ, "Vậy khi con quay trở lại, hãy làm cho anh em con mạnh mẽ." Đây là những hướng dẫn của Chúa Giê- xu cho bài học về sự lãnh đạo?
A. Người lãnh đạo trước hết phải chăm sóc cho các thành viên trong gia đình của mình.
B. Khi một người lãnh đạo thất bại, người đó không còn có thể là một người lãnh đạo nhưng có thể khuyến khích những người khác.
C. Người lãnh đạo phải thận trọng trong cho sự quá tự tin, và nên dùng kinh nghiệm của chính mình để giúp đỡ những người khác.
D. Thất bại là điều buộc phải xảy ra, do đó, chúng ta phải chấp nhận và hành động thông qua các tình huống do đó tạo ra.
41. Nguyên tắc lãnh đạo Cơ đốc được minh họa qua cách Chúa Giê- xu phán với Phi-e-rơ, "Con yêu ta chăng?” là
A. sự hiểu biết nhu cầu của người khác.
B. động lực hay nguyên nhân cho sự phục vụ Cơ đốc.
C. sự kiêm nhường cá nhân.
D. ý thức về mục đích.
42. Mục đích chính của một phân tích hệ thống là
A. nghiên cứu một phần cụ thể của một tổ chức kinh doanh.
B. xác định phần nào của một tổ chức có hiệu quả nhất và tại sao.
C. đánh giá mỗi lãnh đạo trong tổ chức để có thể đánh giá hiệu suất công việc của từng người.
D. phân tích những bộ phận của một tổ chức và xem xét chúng liên hệ với nhau và với tổng thể như thế nào.
43, Khi một người trở thành một lãnh đạo, điều đầu tiên người lãnh đạo nên tiến hành là đánh giá những nhu cầu để biết được
A. thế nào nhân sự nhận thức về những nhu cầu riêng của họ.
B. sự giả định của mình là chính xác.
C. thế nào để hướng dẫn nhóm đối mặt với thực tế.
D. thế nào để đặt để nhân sự và quản lý tiền bạc.
44. Quản trị bằng mục tiêu có nghĩa là
A. xác định những mục tiêu và quản lý công việc theo những cách sẽ dẫn đến sự hoàn thành những mục tiêu đó.
B. tổ chức công việc và tài nguyên theo một kế hoạch đã nêu lên.
C. phân bổ mọi nguồn lực để đạt được năng suất lớn nhất.
D. chia trách nhiệm với các lãnh đạo để họ có thể chăm sóc công việc hoặc làm cho công việc được thực hiện.
45. Mọi người đáp ứng dưới sự lãnh đạo của Phao-lô vì
A. ông khẳng định trên sự được công nhận là sứ giả của Đức Chúa Trời cho họ.
B. ông bày tỏ sự quan tâm đến nhu cầu của họ và làm việc với họ hướng tới mục tiêu chung là cứu tất cả mạng sống của họ.
C. thông điệp của ông làm cho họ sợ hãi vào sự đầu phục.
D. phong cách mà ông cầu khẩn Đức Chúa Trời đã gây ấn tượng, vì điều đó củng cố lời tuyên bố về thẩm quyền của ông như là một sứ đồ.
46. Người lãnh đạo mong đợi những người khác chấp nhận những quyết định của mình và tin cậy vào sự phán quyết của mình có thể được thúc đẩy bởi
A. sự ganh tỵ.
B. mong muốn được nổi tiếng.
C. mong muốn được khen ngợi.
D. sự quá tự tin.
47. Sự thích thú hay háo hức hoạt động trong một chiều hướng hay làm một việc nào đó là một lời giải thích về khái niệm
A. sự dẫn đầu.
B. của sự cam kết.
C. của động cơ thúc đẩy.
D. của sự hiệu quả.
48. Để làm việc có hiệu quả với mọi người, người lãnh đạo phải ý thức tầm quan trọng của sự nhận thức theo ba dạng ảnh hưởng đến hành vi của con người: nhận thức về
A. không khí, đất đai, và con người.
B. môi trường, những người khác, và chính mình.
C. mục tiêu, hành động, và kết quả.
D. đức tin, hy vọng, và từ thiện.
49. Những người hưởng ứng một dự án với chủ yếu là sự ngưỡng mộ của họ đối với người lãnh đạo chớ không phải vì họ quan tâm đến dự án là
A. hưởng ứng đồng thuận.
B. hưởng ứng tiếp thu
C. hưởng ứng ngoại diện.
D. hưởng ứng nhận diện.
50. Các lãnh đạo cảm kích các phục vụ và kỹ năng của nhân sự và thỏa mái nói với họ là lãnh đạo nhận ra giá trị của
A. phần thưởng, ghi nhận, và sự cảm kích.
B. phản hồi và đổi mới.
C. ủy thác và cơ hội góp phần của nhân sự.
D. những cơ hội huấn luyện và tăng trưởng.
Đề Tài Bài Viết Cuối Khóa
Mỗi sinh viên cần viết một bài cuối khóa từ 4 trang cho đến 6 trang dòng đôi. Mỗi sinh viên có thể chọn một trong ba điều được nêu ra dưới đây: