NGÀY HỌC: 31/08 & 07/09/2024.

 

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC CÁC TIỂU TIÊN TRI

TEXAS UNIVERSITY THEOLOGY

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THẦN HỌC TEXAS

Liên lạc v/p Trường: (817) 238-2000 số nội bộ 226

Email: txutreap@daveroever.org - Website: www.globalreap.org/txutvietnamese

Email: txutvn@gmail.com - Website: www.songtanhien.net

 

Môn Học:  Các Tiểu Tiên Tri

Giảng viên:  Trần Khánh Hưng        

Liên lạc: 0937078757

Email: khanhhung07@gmail.com

 

GIÁO TRÌNH CHO HỆ CỬ NHÂN KHÓA MÙA THU NĂM 2024

I.  Mô tả về môn học

            Môn học “Các Tiểu Tiên Tri” gồm có 4 phần:

Phần 1: Đế Chế A-si-ri Sơ Khai—Các Tiên Tri Chưa Rõ Niên Đại (Từ bài 1 – đến bài 4)

1. Giới Thiệu Các Tiểu Tiên Tri

2. Áp-đia: Đầy Tớ Của Đức Chúa Trời

3. Giô-ên: Tiên Tri Về Ngày Lễ Ngũ Tuần

4. Giô-na: Nhà Truyền Giáo Không Sẵn Lòng

Phần 2: Đế Chế A-si-ri—Đương Thời Ê-sai (Từ bài 5 – đến bài 7)

  1. A-mốt: Rao Giảng Về Sự Thánh Khiết
  2. Ô-sê: Tiên Tri Về Tình Yêu
  3. Mi-chê: Tiên Tri Về Đấng Mê-si

Phần 3: Đế Chế Tân Ba-by-lôn—Đương Thời Giê-rê-mi (Từ bài 8 – đến bài 10)

  1. Sô-phô-ni: Tiên Tri Về Sự Phán Xét Muôn Vật
  2. Na-hum: Tiên Tri Về Sự Hủy Diệt Ni-ni-ve
  3. Ha-ba-cúc: Vị Tiên Tri Hay Thắc Mắc

Phần 4: Thời Kỳ Hậu Lưu Đày—Đương Thời E-xơ-ra và Nê-hê-mi (Từ bài 11 – đến bài 13)

  1. A-ghê: Thúc Giục Xây Dựng Nhà Chúa
  2. Xa-cha-ri: Tiên Tri Có Khải Tượng Về Đấng Mê-si
  3. Ma-la-chi: Tiên Tri Về Sự Phục Hưng

 

II. Mục đích môn học

            Khi nghiên cứu về các tiểu tiên tri và các sứ điệp trong hoàn cảnh của họ, chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Chúng ta tìm thấy nhiều bổ ích thiết thực cho chức vụ mà Đức Chúa Trời giao phó cho chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta ngưỡng mộ sự can đảm của các tiên tri khi họ đấu tranh chống lại những trở lực dường như không thể vượt qua. Chúng ta cũng vui với họ khi họ vui mừng ca ngợi Đức Chúa Trời vì tình yêu thương và sự thành tín của Ngài. Chúng ta sẽ khám phá ra nhiều sự áp dụng cho đời sống của mình khi nghiên cứu về chủ đề này. Sứ điệp của Ngài sẽ trở nên sống động với chúng ta—tiếng phán cho ngày hôm nay từ các tiên tri trong quá khứ!

 

III. Mục tiêu của môn học

Khi hoàn tất môn học nầy, các sinh viên sẽ:

1. Nêu rõ thời gian viết, sứ điệp được gửi cho ai, bối cảnh lịch sử và các đặc điểm riêng biệt của mỗi sách Tiểu Tiên Tri.

2. Xác định chức vụ và sự đóng góp của từng vị tiên tri đối với thời đại của họ và đối với thời đại Hội Thánh.

3. Sử dụng những lời tiên tri về Đấng Mê-si và sự ứng nghiệm trong các sách Phúc Âm để cho thấy rằng Chúa Jêsus là Đấng Mê-si mà các tiên tri đã viết.

4. Thảo luận về việc ứng nghiệm nhiều lời tiên tri liên quan đến Ngày của Chúa, sự tuôn đổ Đức Thánh Linh và các sự kiện khác, bao gồm những sự kiện sẽ được ứng nghiệm hoàn toàn trong vương quốc Thiên hy niên của Đấng Christ.

5. Hiểu biết và giảng dạy về luật mùa gặt, bản chất có điều kiện của những lời hứa của Đức Chúa Trời, sự phán xét chắc chắn đối với những ai từ chối Lời Ngài, và sự chắc chắn về sự cứu chuộc, chiến thắng và phước lành cho những ai “đến Núi Si-ôn”.

6. Sử dụng các sách Tiểu Tiên Tri để cho thấy Cựu Ước là nền tảng của các giáo lý trong Tân Ước và trình bày sứ điệp cho chúng ta ngày nay.

7. Cảm kích các tiên tri như là những anh hùng đức tin, và cảm thấy gánh nặng của họ vì sự hư mất của những người quay lưng lại với Đức Chúa Trời và hướng về điều ác.

 

IV. Sách giáo khoa của môn hoc:

       Tên sách: Những Chủ Đề Từ Các Tiểu Tiên Tri

       Tác giả: Thomas F. Harrison

       Dịch giả: Trần Khánh Hưng

V. Phương pháp học

Học và thảo luận với các sinh viên và người hướng dẫn tại lớp qua online.

Tự học và nghiên cứu sách giáo khoa qua việc đọc và làm toàn bộ các bài tập trong sách yêu cầu.

 

VI. Điều kiện để hoàn tất môn học

Tổng số điểm là 100, nếu hoàn tất những phần sau đây và đúng thời gian quy định:

·  Hiện diện đầy đủ hai buổi học qua Zoom và đọc toàn bộ Sách Giáo Khoa (20 đ).

·  Bài Tập 1: Trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm (chỉ viết đáp án) (20 đ).

·  Bài Tập 2: Hãy chọn 4 vị tiểu tiên tri mà bạn yêu thích nhất và viết những điều mà bạn học được từ họ - khoảng 4 trang double-space (60 đ).    

·  Tất cả bài làm được gửi qua e-mail: khanhhung07@gmail.com                                                    trước 23:59 phút, ngày 04/10/2024.

 

 

VII. Thời khóa biểu của môn học

  • 19.00-21.00, Thứ Bảy, ngày 31/8/2024: học qua zoom.
  • 19.00-21.00, Thứ Bảy, ngày 07/09/2024: học qua zoom.
  • 23:59 phút ngày 04/10/2024, hạn chót nộp Bài Trắc Nghiệm & Bài Cuối Khóa.
  • Lưu ý:

Sinh Viên nộp bài trễ 1 ngày sẽ bị trừ 10% số điểm của bài tập. 

Nếu không có trang bìa theo quy định của Trường sẽ bị trừ 5% số điểm của bài tập.

 

VIII. PHẦN BÀI TẬP

Bài Tập 1: 20 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (20 đ)

  1. Ai là người đã hướng dẫn dân sự đáp ứng với sứ điệp của Đức Chúa Trời?
    1. Các thầy tế lễ
    2. Các tiên tri
    3. Các nhà thơ
    4. Các cố vấn
  2. Một nhà tiên tri được ví như người làm công là người:
    1. có thể tiên báo về vấn đề tài chính hay kết quả chính trị.
    2. thông qua quyền lực của ma quỷ để thực hiện những phép lạ.
    3. phục vụ vì tiền, vì sự ảnh hưởng hay quyền lực.
    4. có chức vụ tiên tri phù hợp với sự mặc khải trong Kinh Thánh.
  3. Trong sách Áp-đia, Núi Si-ôn tượng trưng cho:
    1. sự cải đạo của dân Ê-đôm sang Do Thái giáo qua Ma-ca-bê.
    2. sự tuôn đổ của Đức Thánh Linh vào ngày lễ Ngũ Tuần.
    3. sự biến đổi của Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ cuối cùng.
    4. một thuật ngữ khác cho Giê-ru-sa-lem Mới từ trời.
  4. Vì dân chúng hưởng ứng sứ điệp của Giô-ên, Đức Chúa Trời hứa sẽ:
    1. tuôn đổ Thánh Linh của Ngài trên họ.
    2. phế bỏ nghi lễ thờ phượng và những tế lễ.
    3. thực hiện lời cảnh báo của Ngài để hoàn tất sự phán xét.
    4. khôi phục tất cả những gì cào cào đã phá hủy
  5. Bằng chứng lớn nhất cho tính trung thực lịch sử của sách Giô-na là gì?
    1. Chúa Jêsus xác nhận tính chính xác của các sự kiện được Giô-na mô tả bằng cách nói chúng là sự thật.
    2. Bằng chứng khảo cổ học đã xác nhận sự phục hưng lớn ở Ni-ni-ve.
    3. Sự hủy diệt của Ni-ni-ve đã bị trì hoãn khoảng bảy mươi năm do sự ăn năn của dân thành Ni-ni-ve.
    4. Sự rao giảng của Giô-na dẫn đến việc người A-si-ri trục xuất mười bộ tộc phía bắc.
  6. Trong nghiên cứu của chúng ta về A-mốt, nguyên nhân chính dẫn đến sự phán xét của Chúa và sự sụp đổ của một quốc gia là:
    1. sự băng hoại đạo đức.
    2. sự băng hoại tôn giáo.
    3. sự băng hoại chính trị.
    4. sự bất công trong xã hội.
  7. Hai khía cạnh của sự thánh khiết mà dân Y-sơ-ra-ên đã vi phạm là:
    1. sự thánh khiết được qui cho và sự thánh khiết được thánh hóa.
    2. các hành vi phạm tội và các hành vi bỏ sót.
    3. các luật về nghi lễ và luật đạo đức.
    4. phân rẽ khỏi tội lỗi và dâng mình cho Chúa.
  8. Đức Chúa Trời đã tiết lộ điều gì cho A-mốt trong 7:7–9 với khải tượng dây dọi?
    1. Vì bức tường trong sự hiện thấy đúng với dây dọi, nên sự phán xét sẽ không đến trên cuộc đời của Giê-rô-bô-am II.
    2. Mười bộ tộc phía bắc sẽ bị bắt đi lưu đày ở Ba-by-lôn.
    3. Chừng nào dân Y-sơ-ra-ên còn tuân theo luật đạo đức của Môi-se, thì họ vẫn còn thờ bò vàng ở Bê-tên và Ghinh-ganh.
    4. Dân Y-sơ-ra-ên không theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, và Ngài sẽ phán xét họ.
  9. Ngày nay, việc bán Gô-me làm nô lệ tượng trưng cho điều gì?
    1. Những người chết về phần xác trong tội lỗi sẽ trở thành nô lệ của Sa-tan mãi mãi, trừ khi họ đặt niềm tin vào Chúa Cứu Thế Jêsus sau Thiên hy niên.
    2. Những người đã bán mình vào tội lỗi không bao giờ có thể được cứu chuộc.
    3. Nhiều người ngày nay bị nô lệ bởi tội lỗi.
    4. Cũng như Gô-me đã được Ô-sê chuộc ra khỏi ách nô lệ, nên mọi người bị nô lệ cho tội lỗi sẽ được Chúa Cứu Thế Jêsus cứu chuộc khỏi tội lỗi.
  10. Giải pháp cuối cùng của Mi-chê cho tội lỗi đối với dân Y-sơ-ra-ên là gì?
    1. Dâng sinh tế cho tội lỗi theo đòi hỏi của luật pháp Môi-se.
    2. Hành động công chính, bày tỏ lòng thương xót, và bước đi khiêm nhường với Đức Chúa Trời.
    3. Giúp cho những người lân cận kính sợ Chúa và buộc họ phải hủy phá các tà thần ngoại giáo.
    4. Hãy cởi mở và công nhận rằng mỗi người và mỗi quốc gia đều có quyền tự do lựa chọn về niềm tin tôn giáo của họ.
  11. Giô-si-a đã làm gì với các tư tế ngoại giáo, những người theo tà thuật và đồng bóng trong cuộc cải cách của ông?
    1. Không làm gì cả
    2. Đưa họ vào tù
    3. Giao cho họ những trách nhiệm khác
    4. Trục xuất hay xử tử họ
  12. Sô-phô-ni đã mô tả hạng người nào giống như muông sói cắn nuốt dân họ như con mồi?
    1. Những người cai trị
    2. Các thầy tế lễ
    3. Các tiên tri
    4. Những người lính
  13. Mục đích kép của Đức Chúa Trời khi tiêu diệt Ni-ni-ve là hình phạt dành cho Ni-ni-ve và:
    1. cảnh báo Giu-đa.
    2. giải cứu Giu-đa khỏi sự áp bức của Ni-ni-ve.
    3. giải cứu dân chúng ở vương quốc phía Bắc bị lưu đày.
    4. ban phước cho những người bắt họ lưu đày.
  14. Danh hiệu thích hợp nhất cho Ha-ba-cúc là:
    1. cha của sự nghi ngờ.
    2. cha của đức tin.
    3. người giảng về sự phán xét.
    4. thẩm phán công bình.
  15. Vì Giu-đa có nhiều cơ hội để biết Đức Chúa Trời và làm điều đúng, nên tội lỗi của họ:
    1. dễ dàng được tha thứ hơn so với người Canh-đê.
    2. cũng giống như của người Canh-đê.
    3. trước mắt Chúa không tệ như người Canh-đê.
    4. trong cái nhìn của Chúa còn nhiều hơn người Canh-đê.
  16. Sau khi đã định cư, hoạt động đầu tiên của gần năm mươi nghìn người trở lại Giê-ru-sa-lem là:
    1. sai phái người đến tất cả các làng ở Sa-ma-ri, mời họ tham gia vào việc thờ phượng Đức Chúa Trời.
    2. bắt đầu xây dựng các bức tường xung quanh Giê-ru-sa-lem dưới sự lãnh đạo của E-xơ-ra.
    3. bắt đầu xây dựng đền thờ của Sa-lô-môn dưới sự lãnh đạo của E-xơ-ra.
    4. xây dựng bàn thờ và bắt đầu cử hành các buổi thờ phượng.
  17. Sự chậm trễ trong việc tái thiết đền thờ đã dẫn đến:
    1. hạn hán, thiếu lương thực và thất vọng.
    2. gia tăng sự tin kính đối với Đức Chúa Trời qua nghi lễ thờ phượng.
    3. sự gia tăng tài sản cá nhân và đất đai.
    4. việc quay trở lại thờ hình tượng.
  18. Sự dạy dỗ của Xa-cha-ri về sự kiêng ăn là:
    1. mỗi ngày lễ nên kèm theo bởi một ngày kiêng ăn.
    2. sự kiêng ăn đôi khi thích hợp, nhưng sự công chính, sự nhân từ và lòng thương xót quan trọng hơn.
    3. việc kiêng ăn nên được chấm dứt và thay thế bằng các ngày lễ trọng thể vui mừng.
    4. cách tốt nhất để thể hiện sự đau buồn vì tội lỗi là sự kiêng ăn.
  19. Khó khăn nào Nê-hê-mi gặp phải khi đến Giê-ru-sa-lem?
    1. Công khai chống lại sự lãnh đạo của ông
    2. Bị đe dọa xâm lược bởi người Ai Cập
    3. Sự chống đối của người Sa-ma-ri
    4. Bò vàng và thờ thần Ba-anh
  20. Ma-la-chi cho biết rằng kế hoạch của Đức Chúa Trời cho sự thịnh vượng của dân Ngài là có điều kiện. Điều này có nghĩa là:
    1. chúng ta dâng cho Ngài bao nhiêu, thì Ngài sẽ trả lại cho chúng ta bấy nhiêu.
    2. dâng phần mười là yêu cầu của Luật pháp.
    3. chúng ta sẽ gặt cho dù chúng ta có gieo hay không.
    4. Ngài sẽ ban cho chúng ta bất cứ thứ gì chúng ta cầu xin.

Thang Điểm Khóa Học

Điểm A   = 100 – 94.5

Điểm A-  = 94– 91.5

Điểm B+ = 91 – 88.5 

Điểm B   = 88 – 85.5

Điểm B-  = 85 – 82.5 

Điểm C+ = 82 – 79.5

Điểm C   = 79 – 76.5 

Điểm C-  = 76 – 73.5 

Điểm D   = 73 – 70.5

Điểm F   = 70 trở xuống (Không hoàn tất môn học, phải học lại)