-
-
Liên hệ
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC CÁC SÁCH ĐẠI TIÊN TRI
TEXAS UNIVERSITY THEOLOGY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THẦN HỌC TEXAS
Liên lạc v/p Trường: (817) 238-2000 số nội bộ 226
Email: txutreap@daveroever.org - Website: www.globalreap.org/txutvietnamese
Email: txutvn@gmail.com/officetxutvn@gmail.com - Website: www.songtanhien.net
Môn Học: Các Sách Đại Tiên Tri
Giảng viên: Trần Khánh Hưng
Liên lạc: 0937078757
Email: khanhhung07@gmail.com
Thời Gian: Lúc 7:00 AM – 9:00 AM. (Texas)
Lúc 8:00 PM – 10:00 PM. (Việt Nam)
Ngày 07 & 14 tháng 12 năm 2024
GIÁO TRÌNH CHO HỆ CAO HỌC KHÓA MÙA THU NĂM 2024
I. Mô tả về môn học
Môn học này giới thiệu về Ê-sai, Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên, là những người được gọi là các “đại tiên tri” đơn giản chỉ vì các sách của họ dài hơn các sách tiên tri khác trong Cựu Ước. Các tiên tri này đã ghi chép lại những sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời.
Tài liệu này giúp chúng ta nghiên cứu về các vị tiên tri này, sự kêu gọi hầu việc Chúa, nhiệm vụ Chúa giao cho họ, và những nan đề và khó khăn mà họ đối diện. Sau đó, chúng ta sẽ nghiên cứu về sứ điệp Chúa ban cho họ để rao giảng: chân lý về Đức Chúa Trời, sự phán xét, và sự cứu rỗi. Qua môn học này chúng ta không chỉ nghiên cứu về ba sách trong Cựu Ước, mà còn có những sự áp dụng quan trọng trong đời sống và chức vụ của chúng ta.
II. Mục tiêu môn học
Khóa học này giúp các học viên:
1. Hiểu rõ hơn một phần Lời Chúa quan trọng và đôi khi khó hiểu.
2. Mô tả sự giống nhau giữa nhiệm vụ của các tiên tri trong Cựu Ước và chức vụ hay sự phục vụ mà bạn cảm thấy Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn.
3. Giải thích tầm quan trọng và ý nghĩa của những gì các tiên tri đã nói với dân chúng trong thời của họ.
4. Áp dụng sứ điệp của các tiên tri cho những người mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn để phục vụ và hướng dẫn họ.
5. Mô tả sứ điệp cứu rỗi được giảng dạy rõ ràng trong Tân Ước là một phần sứ điệp của Đức Chúa Trời dành cho con người trong thời Cựu Ước.
6. Sử dụng Kinh Thánh để trình bày cách Đức Chúa Trời thánh khiết, ghét tội lỗi, bày tỏ tình yêu thương của Ngài đối với tội nhân bằng cách luôn cung ứng một phương cách cứu rỗi.
7. Nêu các phân đoạn trong các sách Đại Tiên Tri nói rõ ràng về sự xuất hiện của Chúa Cứu Thế Jêsus với các phân đoạn Kinh Thánh khác.
8. Luôn vui mừng, vì cho dù có điều gì xảy ra, thì Chúa vẫn nắm quyền tể trị trên lịch sử loài người.
III. Sách giáo khoa của môn hoc:
Tên sách: Những Chủ Đề Từ Các Đại Tiên Tri
Tác giả: David Petts
Dịch giả: Trần Khánh Hưng
IV. Phương pháp học
Học và thảo luận với các sinh viên và người hướng dẫn tại lớp trực tuyến.
Nghiên cứu sách giáo khoa qua việc đọc và làm toàn bộ các bài tập trong sách yêu cầu.
V. Điều kiện để hoàn tất môn học
Yêu cầu hoàn tất |
Số điểm % |
Hiện diện đầy đủ trong lớp |
10% |
Phát biểu và thảo luận |
10% |
Đọc sách và làm tất cả các bài tập được yêu cầu trong sách |
20% |
Bài Trắc Nghiệm |
20% |
Bài Cuối Khóa |
40% |
VI. Bài tập
· Hiện diện đầy đủ hai buổi học qua Zoom và đọc toàn bộ Sách Giáo Khoa (20 đ).
· Bài Tập 1: Trả lời 20 Câu Hỏi Trắc Nghiệm (được đính kèm bên dưới) (20 đ).
· Bài Tập 2: Hãy viết về bối cảnh, sự kêu gọi hầu việc Chúa, và nhiệm vụ Chúa giao cho ba vị tiên tri: Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, và so sánh với bối cảnh, sự kêu gọi và nhiệm vụ của bạn trong hiện tại.
Bài viết khoảng 6 trang double-space (Mỗi vị tiên tri 2 trang) (60 đ).
VII. Thời khóa biểu của môn học
* Tất cả bài làm được gửi qua e-mail: khanhhung07@gmail.com trước 11:59 PM., ngày 03/01/2025.
* Sinh Viên nộp bài trễ 1 ngày sẽ bị trừ 10% số điểm của bài tập.
* Nếu không có trang bìa theo quy định của Trường sẽ bị trừ 5% số điểm của bài tập.
VIII.Thang điểm môn học
Điểm số |
Điểm chữ |
94.5 – 100% |
A |
91.5 – 94% |
A- |
88.5 – 91% |
B+ |
85.5 – 88% |
B |
82.5 – 85% |
B‑ |
79.5 – 82% |
C+ |
76.5 – 79% |
C |
73.5 – 76% |
C- |
70.5 – 73% |
D |
Below 70.5 |
F |
BÀI TẬP 1: 20 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Chỉ cần ghi đáp án)
1. Thông thường, mối quan hệ của nhà tiên tri với các độc giả là:
a) ông làm cố vấn đưa ra hướng dẫn.
b) nhà tiên tri tiên báo các sự kiện tương lai.
c) ông là nhà lập pháp viết luật pháp mới.
d) một cảnh sát quan sát người dân.
2. Một trong bốn thử nghiệm được đưa ra trong Kinh Thánh về lời tiên tri thật là gì?
a) Tất cả các lời tiên tri sẽ ứng nghiệm theo nghĩa đen, bất kể cách mọi người phản ứng với lời tiên tri.
b) Mọi lời tiên tri thật đều đến qua một Cơ Đốc nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh.
c) Một lời tiên tri thật sẽ không bao giờ mâu thuẫn với chân lý trong Kinh Thánh.
d) Lời tiên tri thật sẽ luôn giải cứu mọi người khỏi sự phán xét.
3. Một trong bốn nguyên tắc giải nghĩa sứ điệp tiên tri là gì?
a) Tìm kiếm ý nghĩa ẩn dụ trong sứ điệp tiên tri.
b) Nghiên cứu bối cảnh lịch sử để biết sứ điệp tiên tri định nói gì với độc giả ban đầu.
c) Không nên cố gắng giải thích một sứ điệp tiên tri mà không có sự hiểu biết sâu sắc về nguyên ngữ.
d) Một sứ điệp chỉ trở thành lời tiên tri khi nó nói lên một nhu cầu trong cuộc sống của người nghe.
4. Khi các tiên tri trong Cựu Ước đưa ra sứ điệp, họ:
a) luôn nhận thức đầy đủ ý nghĩa lời nói của họ.
b) không phải lúc nào cũng nhận thức đầy đủ ý nghĩa của lời nói.
c) không bao giờ nhận thức đầy đủ ý nghĩa lời nói của họ.
d) hoàn toàn không nhận thức được ý nghĩa lời nói của họ.
5. Khi Chúa bảo chúng ta làm điều gì, chúng ta cần:
a) ra đi trong đức tin mà không cần chờ xác nhận.
b) hành động trong đức tin và tìm kiếm sự xác nhận.
c) chờ xem những gì xảy ra xung quanh chúng ta.
d) quyết định xem điều đó có thực sự tốt cho chúng ta hay không.
6. Giống như sự thách thức của người A-si-ri đối với Giê-ru-sa-lem, kẻ thù thường lừa dối chúng ta hiệu quả hơn nếu:
a) chúng ta nghĩ rằng tất cả những gì họ nói là đúng.
b) họ nói hoàn toàn không đúng sự thật.
c) chúng ta không quan tâm đến những gì là sự thật.
d) họ nói một số sự thật và một số lời nói dối.
7. Một phương pháp rất hiệu quả mà kẻ thù dùng thử thách đức tin chúng ta là làm cho chúng ta không hài lòng với:
a) hoàn cảnh và môi trường.
b) các nhà lãnh đạo do Chúa chọn.
c) hoàn cảnh.
d) quan hệ với những người khác.
8. Phẩm chất thiêng liêng quan trọng mà Ê-sai đã thể hiện khi đối mặt với thử thách của kẻ
thù là trở thành một người:
a) được kính trọng.
b) có sức mạnh.
c) của Đức Thánh Linh.
d) có đức tin.
9. Khi Ê-sai gọi Đức Chúa Trời là “Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên”, ông muốn nói rằng
Đức Chúa Trời sẽ:
a) luôn tỏ ra ưu ái đối với dân Y-sơ-ra-ên.
b) chỉ được dân Y-sơ-ra-ên công nhận là thánh.
c) không quan tâm đến các quốc gia khác.
d) trừng phạt tội lỗi của Y-sơ-ra-ên và đồng thời cứu những người còn sót lại.
10. Nguyên nhân cơ bản đằng sau tội lỗi của cư dân Giê-ru-sa-lem là do họ:
a) đã quên Chúa.
b) có các nhà lãnh đạo tôn giáo tham nhũng.
c) có các nhà lãnh đạo chính trị tham nhũng.
d) thờ thần tượng.
11. Đôi khi lời tiên tri dường như không được ứng nghiệm bởi vì nhiều người không nhận biết rằng:
a) có nhiều lời tiên tri không được ứng nghiệm.
b) khi các điều kiện thay đổi, không cần nhiều lời tiên tri.
c) lời tiên tri chỉ ứng nghiệm thuộc linh.
d) không phải tất cả lời tiên tri đều được ứng nghiệm theo nghĩa đen.
12. Ê-xê-chi-ên nói tiên tri Sê-đê-kia sẽ bị đưa đến Ba-by-lôn nhưng không thấy Ba-by-lôn. Điều có vẻ mâu thuẫn này được giải quyết như thế nào?
a) Lời tiên tri có điều kiện và Sê-đê-kia đã ăn năn tội lỗi của mình.
b) Ánh sáng trên trời làm chói mắt Sê-đê-kia khi ông ngã ngựa trên đường đến Ba-by-lôn.
c) Người Ba-by-lôn đã móc mắt Sê-đê-kia trước khi bị lưu đày đến Ba-by-lôn.
d) Sê-đê-kia bị mù bẩm sinh.
13. Dấu hiệu chủ yếu về sự phản nghịch của Y-sơ-ra-ên chống lại Chúa là:
a) sự thờ thần tượng của họ.
b) những lời phàn nàn không dứt về sự khốn khó.
c) sự không trung thực với nhau.
d) sự gian dối của họ đối với Chúa.
14. Câu “Cha ăn nho chua, con ghê răng” có ý nói rằng:
a) các tiên tri dùng để giải thích tại sao Đức Chúa Trời phán xét Y-sơ-ra-ên.
b) dân Y-sơ-ra-ên đã trích dẫn để bào chữa cho tội lỗi của họ.
c) luật trách nhiệm cá nhân là không hiệu quả.
d) tạo ra các nan đề cho việc rao giảng Phúc Âm ngày nay.
15. Ê-xê-chi-ên mô tả tội lỗi của các tiên tri giả như:
a) việc tô vôi trắng cho bức tường dang dở.
b) việc xây một bức tường dang dở.
c) việc làm cho một bức tường sụp đổ.
d) việc để lộ các vết nứt trên bức tường dang dở.
16. Sự đau khổ lớn nhất mà Đấng Christ phải chịu là:
a) nhận lấy tội lỗi trên chính Ngài.
b) đối mặt với sự từ chối của mọi người.
c) bị đánh đập tàn nhẫn.
d) bị sỉ nhục trước mặt Chúa và mọi người.
17. Ê-sai nói một trong những cách mà Đấng Christ chịu sỉ nhục là:
a) thất bại trong sứ mệnh cứu chuộc mọi người.
b) không thể thiết lập một hệ thống hiệu quả.
c) bị kể như là kẻ phạm pháp.
d) không thuyết phục được dân của Ngài.
18. Để nhận được sự thương xót của Đức Chúa Trời, tội nhân phải:
a) tin cậy nơi sự thương xót của Đức Chúa Trời dành cho mình, là một tội nhân.
b) biết về cái chết của Đấng Christ trên thập giá.
c) nghe lời đề nghị của Ngài.
d) cầu xin Ngài tha thứ, và sau đó từ bỏ tội lỗi của mình.
19. Lý do Đức Chúa Trời phục hồi dân Ngài trở về xứ sở của họ là Ngài muốn:
a) chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với họ.
b) bù đắp các hình phạt mà họ phải nhận.
c) ban thưởng cho họ vì đã ăn năn tội lỗi.
d) làm điều này vì cớ danh Ngài.
20. Theo một số phân đoạn trong Tân Ước, báp-têm bằng Đức Thánh Linh là bằng chứng cho thấy:
a) vương quốc Đức Chúa Trời được ứng nghiệm hoàn toàn.
b) các tín hữu được nếm trước vương quốc Đức Chúa Trời ngay bây giờ.
c) vương quốc Đức Chúa Trời hoàn toàn không giống với bất cứ điều gì chúng ta biết.
d) thế giới không biết rằng vương quốc của Đức Chúa Trời đã đến.