Ngày học: ngày 04 & 11 / 03/2023

Texas University of Theology
Giáo Trình Khóa Học

Môn Học: Sách Gióp – Book of Job

Thời Gian: Lúc 7:00 AM. – 9:30 AM. Thứ Bảy, ngày 04 & 11 tháng 03 năm 2023 (Giờ TX)

Sách Giáo Khoa
- Job: Turning the Curse into A Blessing – Gióp: Biến Sự Rủa Sả Thành Phước Hạnh
- Course Code BI-300

Giảng Viên
Rev. Lê Hoàng Trọng
- Bắt đầu hầu việc Chúa năm 1987
- 1991 – 1993 Truyền giáo tại Philippine (bởi Cơ Quan Truyền Giáo Thế Giới – Thuộc giáo hội Southern Baptist Convention)
- 2007 Tốt nghiệp Cử Nhân (BA) – Christian Ministry and Biblical Studies, tại Chủng Viện: New Orleans Baptist Theological Seminary
- 2010 Tốt nghiệp Cao Học (M.Div.) – Great Commission (Evangelic – Mission – Church Planting – Church Grow), tại Chủng Viện: The Southern Baptist Theological Seminary
- 2022 Tốt nghiệp Tiến Sĩ Mục Vụ Thần Học (D.Min.) – In Theologycal Studies, tại trường Texas University of Theology
- Mọi thông tin liên quan đến môn học này, như: Nộp bài, thắc mắc, vân vân, thì xin Liên lạc:  Email: revpaulle@yahoo.com

Mô Tả Khóa Học
Biến Sự Rủa Sả Thành Phước Hạnh là những thử nghiệm trong đời sống, giúp cho chúng ta biết làm thế nào sống vượt lên trên những khổ đau xảy đến. Những thử nghiệm đó giúp cho chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời là số một trong đời sống và lòng trung thành của chúng ta đối với Ngài như thế nào khi trải qua những thử thách trong đời sống. Để chúng ta có thể nhận lấy quyền năng chúng ta đã xin Ngài không. Chúng ta càng nhận quyền năng lớn hơn từ Chúa, sự thử nghiệm của chúng ta càng lớn hơn. Từ đó, chúng ta sẽ ý thức được nhu cầu thật sự của con người, kinh nghiệm được những Lời của Đức Chúa Trời đã hứa trong Kinh Thánh.

Mục Đích Khóa Học
Khi kết thúc khóa học này, sinh viên sẽ nhận biết được những điều sau đây:
- Những nguyên nhân dẫn đến sự khổ nạn trong đời sống.
- Làm thế nào thắng hơn những khổ nạn.
- Hiểu Được Lợi ích của chống đối, khi chúng ta đối diện với những hoạn nạn trong cuộc sống.
- Trải qua Thử Nghiệm của Chúng ta để Đánh Bại Sa-tan.
- Giúp cho chúng ta có một cuộc đời sống theo Lời Chúa dưới sự tể trị của Chúa Jesus Christ.

Yêu Cầu Của Khóa Học
Tổng số điểm là 100, nếu hoàn tất những phần sau đây và đúng thời gian quy định.
- Mỗi bài nộp phải có đính kèm theo trang đầu tiên có phần Class Homework Cove Sheet (Đính kèm bản mẫu trong email).
- Hiện diện đầy đủ 5% (Không rời bỏ trong lúc đang học để làm những công việc khác ngoài việc học, không tắc video trong suốt thời gian học).
- Tích cực dự phần thảo luận 5%
- Trả lời những câu hỏi trắc nghiệm (chọn những câu hỏi có số chẵn) 50%. Trong phần
trả lời, chỉ cần ghi số của câu hỏi và phần trả lời. Không cần phải ghi lại câu hỏi. (Đính
kèm câu hỏi)
- Hãy chia sẻ lại kinh nghiệm Chúa đã dùng sự khổ nạn trở nên phước hạnh trong đời sống qua những câu hỏi sau đây: 40%.
1. Thuật lại sự khổ nạn bạn đã trải qua? Nguyên nhân nào bạn ở trong hoàn cảnh khổ nạn đó?
2. Bạn giải quyết sự khổ nạn đó như thế nào?
3. Chúa đã biến sự khổ nạn đó thành phước hạnh trong đời sống của bạn như thế nào? Qua đó, bạn học được những gì?

- Tất bài làm phải gởi cho giáo sư qua e-mail revpaulle@yahoo.com trước 11:59 PM, ngày 30/03/2023 – Theo giờ địa phương của sinh viên.
Các bạn sinh viên cao học có thể vào trang mạng: songtanhien.net để biết thêm thông tin các khóa học.

Thang Điểm Khóa Học
- Điểm A = 100 – 94.5

- Điểm A- = 94.5 – 91.5
- Điểm B+ = 91 – 88.5
- Điểm B = 88 – 85.5
- Điểm B- = 85 – 82.5
- Điểm C+ = 82 – 79.5
- Điểm C = 79 – 76.5
- Điểm C- = 76 – 73.5
- Điểm D = 73 – 70.5
- Điểm F = 70 trở xuống (Không hoàn tất môn học, phải học lại)


Các Sách Tham Khảo
Nếu sinh viên muốn tìm hiểu sâu hơn thì có thể tham khảo thêm các sách sau đây:
1. Warren W. Wiersbe, Giop: Hãy Kiên Nhẫn, (Văn Phẩm Nguồn Sống)
2. Gleason L. Archer, Jr., A survey of Old Testament Introduction. Moody Chicago. 1994.
3. John Macarthur. Job: Trusting God in Suffering. Kindle Edition. 2020
4. www.studylight.org/commentary/job.html

 

Câu Hỏi Thi Cuối Khóa

Gióp:  Biến Sự Rủa Thành Thành Phước Hạnh

 

 

  1. Sự rủa sả được công bố bởi Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký 3:16-19 là:
    1. Sự thương xót của Đức Chúa Trời.
    2. Sự giận dữ của Đức Chúa Trời

 

  1. Đức Chúa Trời cất đi “gai gốc” hay nan đề khi nó đã phục vụ cho mục đích của nó:

Đúng – Sai

 

  1. Đưa ra bốn nguyên nhân của sự rủa sả:

 

  • _______________________________________________________
  • _______________________________________________________
  • _______________________________________________________
  • _______________________________________________________

 

  1. Sự rủa sả và tất cả những khó khăn của nó tạo ra một cơ hội để Đức Chúa Trời phát triển những phẩm chất thiên thượng trong con người.  Hãy liệt kê bảy phẩm chất được phát triển trong con người bởi việc trải qua tai họa.
  • __________         
  • __________         
  • __________         
  • __________         
  • __________         
  • __________         
  • __________         

 

  1. Sa-tan lên án Gióp hầu việc Chúa chỉ vì được ban phước. Thật không may, sự lên án này là thật đối với vài tín hữu. Những câu nào trong Phúc Âm Giăng chỉ cho chúng ta rằng vài người theo Đấng Christ chỉ vì Ngài nuôi sống họ?    

 

  1. Nếu chúng ta không vượt qua những thử nghiệm mà Sa-tan đã thất bại, chúng ta sẽ không thể có sức mạnh trên Sa-tan, hãy nhận được điều mà hắn đã đánh mất.         Đúng – Sai

 

  1. Sự đáp lời với thương tích (bởi lòng thương xót) bảo vệ sức khỏe tinh thần và cảm xúc của chúng ta?             Đúng – Sai

 

  1. Câu nào được Phao-lô viết để nói cho chúng ta biết rằng chúng ta được kêu gọi để phán xét các thiên sứ?                 

 

  1. Gióp là một sách về thời kỳ cuối cùng vì chúng ta thấy một thánh đồ của Chúa đang được luyện để có đủ phẩm chất trong thiên hy niên khi Đấng Christ trở lại. Trong những câu nào sách Gióp mô tả khải tượng về sự đến lần hai của Đấng Christ, thiên hy niên và sự sống lại?
  2. Niên đại của sách Gióp là khoảng năm nào?                  

 

  1. Tác giả sách Gióp có thể là ai?                

 

  1. Gióp, Nô-ê, và Đa-ni-ên được ghi lại như là ba người công chính nhất trong Cựu Ước? Đưa ra câu nào trong Tân Ước trích dẫn Gióp vì sự kiên trì lớn của ông?

 

  1. Cuối cùng, ai chịu trách nhiệm cho thử nghiệm của Gióp?        

 

  1. Thử nghiệm của Gióp có phải là kết quả của bất cứ tội lỗi nào trong đời sống của ông hay lời xưng tiêu cực?                       Có – Không

 

  1. Gióp được thử nghiệm trong bảy lĩnh vực:

 

  • __________________________________
  • __________________________________
  • __________________________________
  • __________________________________
  • __________________________________
  • __________________________________
  • __________________________________

 

  1. Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa những tín đồ mạnh mẽ và yếu đuối? Đâu là yếu tố quyết định?      

 

  1. Gióp có bao giờ phàn nàn về Sa-tan không?       

 

  1. Bất cứ khi nào chúng ta chất vấn Đức Chúa Trời, chúng ta đang làm hai điều: __________, _______________ 

 

  1. Câu nào trong sách Gióp là câu chủ đề? (viết nó ra)

 

  1. Chúng ta nên hành động như thế nào khi chúng ta đồng hành với những người đang gặp đau khổ lớn trong đời? ____________________________

 

Từ câu 21-27 Đức Chúa Trời có ít nhất bảy lý do cho cuộc thử nghiệm của Gióp. Hãy liệt kê những lý do này.

 

  1. ____________________________
  2. ____________________________
  3. ____________________________
  4. ____________________________
  5. ____________________________
  6. ____________________________
  7. ____________________________

 

  1. Sự thử nghiệm của Gióp cũng vì lợi ích của chúng ta nữa. Dù Đức Chúa Trời đang hoàn thành nhiều điều suốt cuộc thử nghiệm, vấn đề đặc biệt nào là Chúa đang hướng đến; Gióp đã học được bài học nào?

 

  1. Cho hai câu Kinh Thánh cho thấy Sa-tan chỉ có thể đi xa đến mức Chúa cho phép hắn!

 

  1. Gióp đã phản ứng như thế nào sau khi ông mất hết mọi thứ?

 

  1. Gióp đã dâng những của lễ gì khi ông bị cất đi hết tất cả những thứ ông sở hữu?

 

  1. Sự đáp lời đúng đắn của Gióp với thương tích đã cứu ông khỏi việc tự sát và sự rối loạn về cảm xúc và tinh thần.                   Đúng – Sai

 

  1. (Dưới Những Quan Điểm Ghi Nhớ Về Sa-tan) Vũ khí lớn nhất của Sa-tan là gì?

 

  1. Tại sao Đức Chúa Trời vẫn để cho Sa-tan đi quanh quẩn chúng ta (Khải Huyền 2:10)?

 

  1. Đưa ra hai câu Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời tạo dựng Sa-tan là tốt lành, nhưng hắn trở nên gian ác bởi sự chọn lựa của hắn. _________; ___________

 

  1. Tại sao Sa-tan rất ghét con người, đặc biệt là các tín đồ?

 

  1. Động cơ của ba người bạn của Gióp đến thăm ông là gì?

 

  1. Đôi khi biết trước điều gì sẽ xảy ra là điều quan trọng, không thì chúng ta có thể sẽ rất bối rối.             Đúng – Sai.

 

  1. Ê-li-pha là con người của những nguyên tắc. Tuy nhiên, những nguyên tắc chỉ có thể thực hiện khi: ____________________________________________________________

 

  1. Đôi khi nan đề đến, người ta nghĩ “Phải chi tôi làm khác đi, thì điều này không xảy ra.” Nhưng trong hoàn cảnh của Gióp, ông ta đã không làm gì khiến đưa ông đến nan đề của ông.                                         Đúng – Sai

 

  1. Theo Châm Ngôn 13:10, nguyên nhân của tranh luận và tranh cãi là gì? _______

 

  1. Câu 7:3 cho chúng ta biết gì về thời gian thử nghiệm ông Gióp? _________

 

  1. Trong tình trạng tuyệt vọng của mình, ông Gióp đã nghĩ gì về tương lai của ông (7:7)? ______________________

 

  1. Câu Nào trong chương 7 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đang thử nghiệm con người mỗi lúc? __________________                     

 

  1. Đưa ra một câu trong chương 9 (có nhiều câu) bày tỏ Gióp bấy giờ đang ra khỏi sự xức dầu. ________________                  
  2. Trong 9: 32-33, Gióp đang yêu cầu điều gì. Hãy giải thích ngắn gọn. ____________

 

  1. Cho một câu từ sách Ê-sai chứng minh rằng Chúa chịu khổ khi chúng ta chịu khổ ____________________             

 

  1. Liệt kê bốn điều khiến chúng ta đau đớn nhất trong một cuộc thử nghiệm.
  • __________________________________
  • _____________________________________
  • _____________________________________
  • _____________________________________

 

  1. Một trong những nguyên nhân chính khiến chúng ta tranh chiến với người ta vì chúng ta không hiểu họ.               Đúng – Sai

 

  1. Điều gì sẽ xảy ra nếu Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự giải cứu hoàn toàn và tuyệt đối đối với mọi nan đề trong đời sống chúng ta ngay lập tức? _________________

 

  1. Sự hạ mình dẫn chúng ta đến với ân điển mới và sự cất lên. Vì thế, chúng ta nên vui mừng hạ mình trước những kinh nghiệm.                        Đúng – Sai

 

  1. Từ chương 15, tuổi tác của ba người bạn trong mối liên hệ với Gióp là gì?

 

  1. Phần nào trong cơ thể chúng ta là phần mạnh nhất? Tại sao?

 

  1. Gióp phát ngôn vài điều không thuộc linh trong suốt thử nghiệm của ông. Nhưng hãy xem xét áp lực mà ông đang gánh lấy, liệu chúng ta có xem ông là sa ngã không?       Có – Không

 

  1. Ba điều mà Gióp đã có trong khải tượng trong chương một là gì (19:25-27)? Gióp là hình bóng của Hội Thánh vượt qua cơn đại nạn. Theo Khải Huyền 7:14, Điều gì khiến các thánh đồ làm sạch áo và khiến chúng trắng trong huyết Chiên Con?

 

  1. Theo chương 21, Gióp nói kẻ ác thịnh vượng một lúc. Ông ta có đúng không? Và sự thịnh vượng đôi khi có thể là sự rủa sả?          Có – Không

 

  1. Chúng ta có nên so sánh thuộc linh của một người bằng sự thịnh vượng vật chất không?      Có – Không

 

  1. Trong chương 22, Ê-li-pha nói sai lầm về Chúa. Ông đề nghị điều gì với Gióp?

 

  1. Hãy viết ra lời công bố đức tin của Gióp từ chương 23.

 

  1. Làm thế nào chúng ta biết rằng sự thử nghiệm ban cho Gióp một tâm linh mềm mại và ngọt ngào?      

 

  1. Sự khôn ngoan được tìm thấy ở đâu? (chương 28)

 

  1. Câu nào trong chương 29 cho thấy Gióp biết được sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời?

 

  1. Chương nào trong sách Truyền Đạo tuyên bố rằng Đức Chúa Trời có một kỳ cụ thể cho mọi vật kể cả thời kỳ được chữa lành?                     

 

  1. Để làm sạch tấm lòng của chúng ta, những lúc tai họa thì quan trọng hơn những lúc ban phước.            Đúng – Sai

 

  1. Gióp đã kết luận mình công chính hơn Đức Chúa Trời như thế nào?

 

  1. Trong 31:1 Gióp nói ông đã kết ước với mắt và không nhìn vào phụ nữ khác. Nhiều tội lỗi tình dục bắt đầu với _______                    

 

  1. Phim sex thì cũng gây nghiện như ________________________         

 

  1. Tà dâm đưa đến nhiều tà linh trong lòng như là: __________________________________

 

  1. Câu nào trong Châm Ngôn cho thấy tội tà dâm làm mờ tâm trí? ______________

 

  1. Câu nào trong chương 31 cho chúng ta biết tà dâm là một tội lỗi kín giấu, thậm chí trước thời kỳ Luật Pháp? ___________________________      

 

  1. Gióp đã tuyên bố trong chương nào rằng ông sẽ không “che giấu tội lỗi của ông như A-đam hay giấu sự gian ác trong lòng ông”, nhưng ông mù tịt về nan đề của ông và chậm thừa nhận thái độ xấu xa của mình ________________________

 

  1. Ê-li-hu, người thứ tư, xuất hiện như người kể chuyện trong chương 32:15-17. Điều này cho thấy rằng ông ta là tác giả.                      Đúng – Sai

 

  1. Ê-li-hu nổi giận với những người bạn vì họ đã lên án Gióp mà không đưa ra cho ông câu trả lời?                 Đúng – Sai

 

  1. Tuổi tác có đảm bảo ai đó có câu trả lời cho một tình huống không?                 Có – Không

 

  1. Câu nào trong Ê-sai cảnh báo chúng ta đừng tranh cãi với Đấng Tạo Hóa? Con người có quyền đòi hỏi một lời giải thích từ Chúa không?                                  Có – Không

 

  1. Câu nào trong chương 33 cho thấy rằng Đức Chúa Trời nói nhiều lần với con người về những vấn đề nghiêm trọng, nhưng thường con người không chịu nghe Ngài?                 

 

  1. Mục đích của những thử nghiệm theo 33:17 là gì?         

 

  1. Trong 35:9-10, chúng ta nhìn thấy Gióp đã mất bài ca trong linh hồn ông suốt cuộc thử nghiệm. Trong những thử nghiệm, chúng ta thường mất kiểm soát cảm xúc và tư tưởng thì sai lạc. Có một bài ca trong linh hồn sẽ giúp được điều gì?

 

  1. Tại sao Đức Chúa Trời hỏi Gióp tám mươi câu hỏi về những bí mật của vũ trụ? (38:4)

 

  1. Chúng ta phải nhìn điều gì trước khi chúng ta được giải cứu khỏi sự trói buộc của chúng ta? (42:5-6)

 

  1. Đức Chúa Trời xử lý ba người bạn sau khi Gióp xưng nhận tội lỗi của chính ông. Thú nhận tội lỗi của kẻ chống đối chúng ta không mang đến sự giải cứu. Chỉ khi nào chúng ta xưng nhận tội lỗi của chính chúng ta thì mới được!

 

  1. Đức Chúa Trời nói gì với ba người bạn? (42:7)

 

  1. Tại sao Gióp phải cầu nguyện cho ba người bạn trước khi Đức Chúa Trời cất đi sự giam cầm của ông?

 

  1. Làm thế nào sự giam cầm được loại trừ?

 

  1. Theo Giê-rê-mi 48:11, đâu là nguyên nhân vài người không bao giờ thay đổi?

 

  1. Tại sao vài mục sự vấp ngã sau khi được Chúa dùng một cách mạnh mẽ?

 

  1. Trong đoạn Kinh Thánh nào trong Thư Tín Hê-bơ-rơ, Phao Lô đề cập đến thời kỳ huấn luyện (hay thời kỳ giam cầm)?                   

 

  1. Gióp được ban mão hoa… thay vì tro bụi (Ê-sai 61:3). Vẻ đẹp ra từ con cái của Gióp. Sau cuộc thử nghiệm thanh tẩy, các con gái của ông là những người xinh đẹp nhất trong cả xứ. Chiến thắng trong đời sống cá nhân của chúng ta là chiến thắng cho con cái. Chúng ta tạo ra giống như vậy!                    Đúng – Sai

 

Câu hỏi từ 89-98 – Viết ra mười câu từ nơi đầu tiên khi Gióp phạm sai lầm

  1. ______________________
  2. ______________________
  3. ______________________
  4. ______________________
  5. ______________________
  6. ______________________
  7. ______________________
  8. ______________________
  9. ______________________
  10. ______________________

 

  1. Hầu hết người ta không thích cách Đức Chúa Trời tạo dựng nên họ, và cay đắng chống lại Chúa. Chúa đã làm gì để phát triển trong đời sống chúng ta, sử dụng sự không trọn vẹn hay lầm lạc?

 

  1. Vua nào trong Sách Đa-ni-ên đã trải qua thời kỳ bối rối để học biết về sự hạ mình và nhận được sự thương xót của Đức Chúa Trời? _______________
  2. Câu nào trong các Thi Thiên chỉ ra rằng Đức Giê-hô-va giữ quyền làm bất cứ điều gì Ngài muốn?                 

 

  1. Chìa khóa giành được đặc ân của Chúa là gì?

 

  1. Ân điển là____________________                

 

  1. Khi nào thì ân điển được ban cho bạn và tôi, theo Hê-bơ-rơ 4:16?

 

  1. Mềm mại nghĩa là gì?

 

  1. Khi chúng ta gặp thử nghiệm hay kiểm tra nghiêm trọng, hoặc là chúng ta hạ mình xuống để nhận ân điển, hay chúng ta có thể cứng lòng và trở nên cay đắng, bởi sự chọn lựa của chúng ta, chúng ta có thể biến những khó khăn thành hay __________________________

 

  1. Nan đề là đầy tớ của chúng ta, không phải chủ của chúng ta.             Đúng – Sai

 

  1. Nan đề lớn nhất mà chúng ta thường có là gì? (Nó ngăn cản chúng ta nhận ân điển)?  

 

  1. Thời gian áp lực dài khiến chúng ta mềm mại và tạo điều kiện cho chúng ta_____________

 

  1. Chịu khổ tiêu diệt sự nghiêng theo tội lỗi của chúng ta. Câu nào nói “Đấng chịu khổ trong thân xác ngưng hết tội lỗi?”           

 

  1. Khi nào chúng ta có núi trong đời sống chúng ta, đâu là con đường nhanh nhất để ra? Những lợi ích khác của con đường này?

 

  1. Sự đồng cảm là gì? (#14)

 

  1. Định nghĩa của Chúa về bất pháp là gì? (#17)

 

  1. Chúng ta bước vào vương quốc Đức Chúa Trời qua sự chịu khổ.      Đưa ra ba khía cạnh của vương quốc Đức Chúa Trời!

 

  1. Đức Chúa Trời vẫn để Sa-tan quanh quẩn vì lý do nào từ những lý do sau đây?
  1. Thử nghiệm chúng ta.
  2. Phát triển chúng ta
  3. Thu hút sự chú ý của chúng ta bởi những nan đề mà hắn dấy lên.
  4. Tất cả đều đúng

 

  1. Khi chúng ta nói “nó không công bằng”, đó thật sự là đang chống Chúa. Đúng - Sai?

 

  1. Linh vô ơn phàn nàn là lý do chúng ta không nhận được đặc ân với Chúa (Dân 11:1).                            Đúng – Sai

 

  1. Phàn nàn là một thái độ Chúa nợ tôi cái gì đó; Ngài cư xử với tôi không công bằng.                             Đúng – Sai

 

  1. Con người có nan đề so sánh mình với người khác và khi mong đợi sự bình đẳng. Đoạn Kinh Thánh nào cảnh báo chúng ta đừng so sánh mình với người khác?  

 

  1. Đâu là điều đã đẩy Giô-sép, con trai Gia-cốp đến với quyền lực?

 

  1. Mọi bất công trong đời sống của Gióp là một sự ban phước ẩn giấu! Đúng – Sai.

 

  1. Ở đâu trong Châm Ngôn cảnh báo chúng ta đừng trả thù để “đòi cho bằng được?”

 

  1. Minh oan! Câu Kinh Thánh nào chỉ ra rằng Chúa sẽ mang những điều kín giấu ra ánh sáng khi phán xét?                   

 

  1. Chúa Jesus chịu nhiều bất công. Ngài cho chúng ta biết chúng ta không hơn Ngài và chúng ta đừng nên nghĩ rằng chúng ta sẽ không bị bắt bớ. Chỗ nào trong Phúc Âm Giăng Ngài tuyên bố điều này?               

 

  1. Đoạn Kinh Thánh nào nói rằng các môn đồ “vui mừng vì họ được kể xứng đáng chịu nhục vì danh Ngài”?                   

 

  1. Khi tóm tắt phần chúng ta trong Sự Phán Xét, chúng ta có thể nói rằng sự phán xét trên người công chính là để mang lại sự sống, không phải sự chết. Chúng được dành cho mục đích loại trừ tội lỗi khỏi đời sống chúng ta để mang đến phước hạnh.                  Đúng – Sai.

 

  1. Câu nào trong các Thi Thiên nói rằng Đức Chúa Trời đưa chúng ta vào lưới và đặt tai họa trên chúng ta và cho phép người ta lợi thế hơn chúng ta chỉ vì Ngài cuối cùng sẽ ban phước cho chúng ta?           

 

  1. Khi chúng ta gặp nan đề trong lòng chúng ta, Đức Chúa Trời rõ ràng nói với chúng ta điều Ngài nhìn thấy, nhưng thường Ngài không thuyết phục được chúng ta. Thường phải trải qua một thử nghiệm nặng nề và nhiều áp lực thì mới có thể thuyết phục được chúng ta!                                          Đúng – Sai

 

  1. Đất hoang có nghĩa gì về mặt thuộc linh?                  

 

  1. Cây nào có thể trồng nhanh trong tấm lòng và tiêu diệt hết cả khu vườn của chúng ta nếu nó không được xử lý ngay?      

 

  1. Điều gì xảy ra với các con khi cha mẹ cho phép tấm lòng chúng chống nghịch và sau đó chống lại hội thánh và mục sư?

 

  1. Vua nào cho mình con mình những món quà tuyệt vời, nhưng ban vương quốc cho con đầu lòng? (II Sử 21:1-2)                    
  2. Ai được gọi là con đầu lòng giữa vòng các anh em, con đầu lòng của mọi vật sáng tạo và con đầu lòng trên sự chết? ________________ 

 

  1. Con đầu lòng sẽ nhận được bao nhiêu phần xức dầu?

 

  1. Đoạn Kinh Thánh nào cảnh báo chúng ta chống việc bán quyền trưởng nam?

 

  1. Khi con người thất bại và cần mẫn với cha thuộc thể thì họ cũng làm như vậy với cha thuộc linh.              Đúng – Sai

 

  1. Người cha nào có nhiều “đứa con thuộc linh” nhưng họ đã quay lưng lại với ông? Có phải những con đầu lòng nhận được bội phần, tiếp tục tôn kính cha thuộc linh của họ thậm chí khi họ già?                             Đúng – Sai

 

  1. Khi Ê-li-sê nhận chiếc áo choàng thứ hai, có một thẩm quyền có thể nhận ra trên ông. Khi các anh em cúi xuống trước ông, họ đang đầu phục sự xức đầu trên ông.  Đúng – Sai.

 

  1. Người vĩ đại nào đã trải qua thời niên thiếu tồi tệ, bị các anh chối từ, giam cầm , nô lệ, cô đơn, sự cám dỗ, và một danh tiếng bị hủy hoại?

 

  1. Sự kiện nào đã khiến Đức Chúa Trời chuyển quyền trưởng nam từ một dân tộc sang cho chi phái Lê-vi?