Chương trình học

GIÁO TRÌNH KHÓA HỌC

Môn Học:  ĐỜI SỐNG SUNG MÃN
Giảng Viên:  Rev. Nguyễn Phi Hùng

  • 2021 tốt nghiệp M.Div. Master of  Divinity tại Chủng Viện UUC of California
  • Email: tkttcol@gmail.com – Zalo 2547153212

Tả Khóa Học

            Khóa học này nhấn mạnh việc phát triển những phẩm chất Cơ Đốc và công việc của những đặc tính đó trong các mối quan hệ và trong sự phục vụ của Cơ Đốc nhân. Khóa học này sẽ giúp học viên hiểu được các nguyên tắc kết quả Cơ Đốc và tính cần thiết của việc phát triển không ngừng một đặc tính giống như Đấng Christ để có đời sống Cơ Đốc phục vụ hiệu quả và sung mãn trong Thánh Linh. Học viên sẽ được khích lệ đưa ra kết ước phát triển những phầm chất về đặc tính Cơ Đốc trong đời sống và thể hiện những đặc tính này trong kinh nghiệm sống hằng ngày của mình.

Mục Đích Khóa Học

Khi kết thúc khóa học này, sinh viên phải hiểu được những điều sau đây:

  1. Liệt kê chín đặc tính của trái Thánh Linh và đưa định nghĩa cho từng đặc tính dựa theo cách sử dụng trong Kinh Thánh.
  2. Giải thích những khái niệm theo Kinh Thánh về việc kết quả, trở nên giống như Đấng Christ, việc phát triển không ngừng đặc tính Cơ Đốc nhân và sự tự do Cơ Đốc.
  3. Mô tả ý nghĩa của việc bày tỏ nhân cách giống như Đấng Christ trong mối quan hệ và kinh nghiệm sống hằng ngày.
  4. Áp dụng các nguyên tắc kết quả Cơ Đốc khi bạn để Đức Thánh Linh làm chủ đời sống mình.

Yêu Cầu Của Khóa Học

            Tổng số điểm là 100, nếu hoàn tất những phần sau đây và đúng thời gian quy định:

            1. Hiện diện 10%

            2. Dự phần thảo luận 10%

            3. Bài kiểm tra 50 câu hỏi 40%

            4. Viết bài luận văn cuối khóa 40%

Thang Điểm Khóa Học

94.5 – 100%                A

91.5 – 94%                  A-

88.5 – 91%                  B+

85.5 – 88%                  B

82.5 – 85%                  B-

79.5 – 82%                  C+

76.5 – 79%                  C

73.5 – 76%                  C-

70.5 – 73%                  D

Below 70.5                  F

Sách Giáo Khoa

Đời Sống Sung Mãn

Tác giả: Antonio Gilberto da Silva

Dịch giả: Đặng Ngọc Thiên-Ân

Sinh viên chọn một trong hai đề tài sau để viết bài luận cuối khóa.

  1. Mối liên hệ với Đấng Christ rất cần thiết trong đời sống Cơ Đốc nhân để có thể kết quả một “Đời Sống Sung Mãn”. Bạn hãy làm sáng tỏ vấn đề này.
  2. Kinh Thánh Ga-la-ti 5:22 chép: “Nhưng trái của Thánh Linh là: Yêu thương...”. Tác giả bắt đầu lời trình bày của mình về trái Thánh Linh bằng tình yêu thương. Tình yêu thương phải có trước hết, vì những trái khác sẽ không thể tồn tại nếu không có tình yêu thương (Sách giáo khoa trang 45). Bạn hãy làm sáng tỏ vấn đề này.

Yêu cầu bài luận: 6-8 trang dòng đôi.

Sinh viên cần đọc Hướng Dẫn Viết Bài để có thể viết tốt bài luận cuối khóa.

Sinh viên cần đọc sách giáo khoa để làm bài trắc nghiệm cuối khóa. Sinh viên cần đọc kỹ chương 1,2 và 10 để tham gia thảo luận trong lớp học.

 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN “ĐỜI SỐNG SUNG MÃN”

(Sinh viên tô đậm câu trả lời mình chọn)

1. Nguyên tắc sinh trái cho biết

            a) Cây thường phải được tỉa sửa để cho ra trái tốt.

            b) Cây vả thường ra lá.

            c) Trái tốt là kết quả của ghép cây.

            d) Mỗi cây đều cho ra quả đúng loại của nó.

   2. Bông trái Thánh Linh là

            a) Yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, bình an, trực giác, khôn ngoan, nhân từ, hiền lành và biết ơn.

            b) Yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại và tiết độ.

            c) Yêu thương, vui mừng, khôn ngoan, ao ước, hiểu biết, hiền lành, biết ơn, bình an và nhẫn nại.

            d) Yêu thương, trung tín, khôn ngoan, biết ơn, đúng giờ, quan tâm, vui mừng và bình an.

3. Trong Ga-la-ti 5:21, chúng ta biết rằng những ai làm trọn những việc làm của xác thịt sẽ

            a) Được hưởng sự sống đời đời.

            b) Không được hưởng Nước Trời.

            c) Không được sống lâu.

            d) Được Đức Chúa Trời chúc phước

    4. Từ những nguyên tắc trong Ẩn dụ gốc nho và nhánh của Chúa Giê-xu, hãy chọn ra phần ứng dụng cá nhân.

            a) Gốc nho sinh ra cả nhánh tốt và nhánh xấu. Vì vậy, một số thái độ của tôi sẽ giống như Chúa Giê-xu và một số thái độ khác lại giống xác thịt.

            b) Nếu rất cố gắng, tôi sẽ sinh ra những bông trái như Chúa Giê-xu muốn.

            c) Nếu muốn sinh ra nhiều trái tốt, tôi phải sẵn lòng để Đức Thánh Linh tỉa sửa và thánh hóa)

            d) Số lượng bông trái thánh linh tuỳ thuộc vào nỗ lực của tôi; chất lượng phụ thuộc vào Đức Thánh Linh.

5. Tỉa sửa, vốn là điều cần thiết cho việc sinh ra bông trái Thánh Linh, đôi khi được thực hiện qua

            a) Việc xác quyết, an ủi và bình an.

            b) Sự cáo trách [tội lỗi], kỷ luật và sửa trị.

            c) Phiền muộn, chống đối và bị lìa khỏi Đức Chúa Trời.

            d) Thử thách, vui mừng và tin quyết.                       

6. Tình yêu Philia có thể được mô tả là

            a) Tình yêu phụ thuộc vào điều ta nhìn thấy.

            b) Một tình bạn hay tình yêu sẵn sàng đáp lại.

            c) Một tình yêu toàn hảo, không vị kỷ.

            d) Tình yêu xác thịt giữa chồng và vợ.                       

7. Trong Giăng 14: 15, chúng ta biết rằng sự thử thách tình yêu dành cho Đức Chúa Trời là

            a) sự giao tiếp bằng lời với Ngài.

            b) việc đọc Kinh thánh.

            c) việc vâng phục Ngài.

            d) Sự hiếu khách.                       

8. Theo câu chuyện của Chúa Giê-xu về người bị cướp, người đàn ông bị thương và người Sa-ma-ri, người lân cận của bạn là

            a) Người ở bên cạnh bạn.

            b) Người sống gần bạn.

            c) Người cần đến tình yêu và sự chú ý của bạn.

d) Người cùng nền văn hóa với bạn.

9. Câu phát biểu nào sau đây thể hiện bản chất của tình yêu agape?

            a) Khi không bận rộn, tôi sẽ giúp đỡ bạn.

            b) Với tất cả những niềm vui và có ích, bạn sẽ không đoán được cô ấy là một người tị nạn bị mồ côi.

            c) Tôi không cảm thấy thù hận, nhưng tôi không bao giờ quên được những sai trật người đó đã làm với tôi.

            d) Tôi làm đủ mọi việc và những điều khác để được công nhận.                       

10. Cơ đốc nhân thiếu năng quyền cần thiết để gây dựng hội thánh trong sự phục vụ Cơ đốc khi người đó

            a) Không bày tỏ ân tứ Thánh Linh.

            b) Không bày tỏ bông trái Thánh Linh.

            c) Bày tỏ sự cân bằng lý tưởng giữa bông trái và ân tứ Thánh Linh.

            d) Nói tiếng lạ thông thạo.                       

11. Phao-lô đã dành vài năm tại Ê-phê-sô để giảng dạy những lẽ thật vĩ đại, nhưng về sau, tiếng phán của Chúa Giê-xu trong Khải huyền đã quở trách họ về việc

            a) Từ bỏ tình yêu ban đầu mà họ có.

            b) Không ăn năn về tội lỗi của mình.

            c) Không tiếp tục làm những việc lành.

            d) Bỏ qua giáo lý đúng đắn.                       

12. Nếu đọc cẩn thận những thư tín của Phao-lô, chúng ta sẽ thấy rằng niềm vui của ông có liên hệ với

            a) Địa vị của ông trong Đấng Christ.

            b) Những hoàn cảnh luôn đem lại ích lợi cho ông.

            c) Lợi ích thuộc thể của ông.

            d) Việc được nuôi dạy trong môi trường tốt và một gia đình tin kính Chúa)                      

13. Nguồn gốc của niềm vui vốn là đặc điểm mỗi ngày của những tín hữu đầu tiên được ghi lại trong sách Công vụ các sứ đồ là

            a) Sự khích lệ mà họ nhận được từ những nhà lãnh đạo mạnh mẽ.

            b) Từ Đức Thánh Linh.

            c) Những hoàn cảnh thuận lợi.

            d) Sự hào hứng từ hội thánh đang phát triển.

  14. Khi đọc về sự chịu khổ của các môn đồ, như được ghi lại trong sách Công vụ, chúng ta nhận thấy rằng phản ứng của họ đối với sự bắt bớ là

            a) Tuyệt vọng và sợ hãi.

            b) Niềm vui trong Chúa.

            c) Hạnh phúc.

            d) Bối rối.

15. Nguồn gốc của niềm vui thuộc linh cho Cơ đốc nhân là trong

            a) Sự nhiệt huyết của người đó dành cho Chúa.

            b) Mối quan hệ với con người của người đó được Chúa tôn trọng.

            c) Chấp nhận rằng niềm vui thuộc linh phải thay đổi.

            d) Việc bước đi trong Thánh Linh và biết rằng Chúa sẽ làm phần việc của Ngài.

16. Sự bình an, bông trái của Thánh Linh, có thể được định nghĩa như sau

             a) Sự yên ninh đến từ Đức Thánh Linh đang ngự trong tấm lòng của một người.

            b) Nỗ lực thành tâm của một người nhằm tập trung vào những điều thuộc về Đức Chúa Trời.

            c) Sự trông đợi về quyền tể trị trong tương lai của Đấng Christ.

            d) Từ chối bị đánh bại bởi những ước muốn vật chất.           

17. Ý tốt của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta đưa chúng ta đến sự bình an được thể hiện qua từ ngữ

            a) Ân điển.

            b) Tin cậy.

            c) Công bình.

            d) Thánh khiết.                       

18. Hoà thuận với Đức Chúa Trời chỉ đến

            a) Vai trò là người giảng hòa.

            b) Sự đảm bảo rằng một người qua Chúa Giê-xu sẽ được hòa thuận với Đức Chúa Trời.

            c) Sự bình an nội tâm mà một người có được trong mọi hoàn cảnh.

            d) Sự bình an mà chúng ta sẽ kinh nghiệm được chỉ trên thiên đàng.                       

19. Áp-ra-ham cho thấy ông là một người yêu chuộng sự hòa bình khi ông

            a) Từ chối lắng nghe lời cãi cọ của những người chăn gia súc.

            b) Bảo Lót đi đến một xứ khác.

            c) Kinh nghiệm được sự yên nghỉ và yên tĩnh tuyệt hảo.

            d) Sẵn sàng từ bỏ những quyền lợi của cá nhân để có được sự hòa thuận.

20. Trong số những danh xưng sau đây của Đấng Christ, danh xưng nào mô tả đúng nhất bản chất yêu chuộng sự hòa thuận của Ngài?

            a) Hoa hồng Sha-rôn.

            b) An-pha.

            c) Chiên Con của Đức Chúa Trời.

            d) Vua muôn vua.                       

21. Nhẫn nại, là bông trái của Thánh Linh gồm có

            a) Sự chịu khổ, tự kiềm chế và tha thứ.

            b) Bảo vệ chúng ta khỏi điều ác.

            c) Sự toàn hảo không thể có được trong đời này.

            d) Sự can đảm giúp chúng ta giải thoát khỏi nỗi sợ hãi.                       

22. Lời khẳng định nào sau đây có liên hệ đến sự nhẫn nại, là bông trái của Đức Thánh Linh?

            a) Nhẫn nại bao gồm thái độ chậm giận trừ khi đối đầu với những đứa trẻ nổi loạn.

            b) Một người càng ít nhẫn nại, càng chịu đau khổ.

            c) Thỉnh thoảng, để có được sự tiến triển, bất đồng quan điểm cũng phải thay thế cho sự nhẫn nại.

            d) Chịu khổ và thử thách có thể đưa đến những kết quả tốt đẹp cho Cơ đốc nhân.                       

23. Trong Kinh Thánh, chúng ta đọc về một nhân vật được khôi phục hết lần này đến lần khác và cũng là người viết ra những câu “Chúa là Đấng đã cho chúng tôi thấy vô số gian truân đắng cay, Sẽ làm cho chúng tôi được sống lại... Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi cũng sẽ dùng đàn cầm mà ngợi khen Chúa, Tán mĩ sự chân thật của Chúa” là

            a) Phao-lô

            b) Môi-se

            c) Đa-vít

            d) Mi-ri-am           

24. Cơ đốc nhân trải qua nỗi đau buồn hay chịu khổ lớn sẽ

            a) Buồn bã nhưng cố chấp nhận những kinh nghiệm đó.

            b) Hình thành sự nhẫn nại, bông trái của thánh linh.

            c) Nhận biết những đau buồn dẫn đến thảm họa.

            d) Phó mặc mình cho số phận.

25. Nhẫn nại trở thành một phần trong đời sống của người tín hữu qua việc

            a) Trở thành một phần qua lời cầu nguyện.

            b) Đức Thánh Linh biến đổi chúng ta qua hình ảnh của Đấng Christ.

            c) Việc đặt tay.

            d) Những nỗ lực thành tâm của một người để bình tĩnh.                       

26. Khi bày tỏ sự giận dữ với một sinh viên hỏi quá nhiều câu hỏi, tôi đang bày tỏ kiểu thái độ thiếu kiên nhẫn có thể được nhìn thấy qua

            a) Áp-ra-ham khi ông là cha của Ích-ma-ên.

            b) Gia-cốp khi ông lừa dối cha mình.

            c) Giô-na khi ông không thể bày tỏ lòng thương xót với thành Ni-ni-ve.

            d) Gióp khi ông ước gì ông chưa được sinh ra.                       

27. Từ ngữ Hi lạp agathousune đề cập đến sự hiền lành vốn

            a) Chỉ giới hạn về tính chất nội tâm.

            b) Được bày tỏ qua việc phục vụ, lòng rộng rãi và nhân từ.

            c) Không bao giờ quở trách hay kỷ luật.

            d) Là một đặc điểm của sự mềm mại.                       

28. Người chưa ăn năn sẽ bị hư mất, nhưng sự công bình của Đức Chúa Trời được cân bằng bởi ………….của Ngài.

            a) Cơn giận.

            b) Lòng thương xót và ân điển.

            c) Mạng lệnh.

            d) Sự công bình.

29. Về mối liên hệ giữa hiền lành, công bình và lẽ thật, hiền lành có liên hệ đến

            a) Lòng thương xót.

            b) Sự công bình.

            c) Tri thức.

            d) Lẽ thật.                    

30. Khi Đô-ca chăm sóc cho người nghèo khổ, bà đang bày tỏ

            a) Lòng biết ơn.

            b) Sự nhân từ và hiền lành.

            c) Sự hiền lành.

            d) Không phải sự tử tế, cũng không phải sự nhân từ.                       

31. Đức tin được bày tỏ qua niềm tin cậy không dao động vào Đức Chúa Trời là         

            a) Đức tin tự nhiên.

            b) Bông trái đức tin.

            c) Ân tứ đức tin.

            d) Đức tin sống.          

32. Như được dùng trong Cựu ước, từ ngữ aman với nghĩa là “xây dựng, hậu thuẫn, làm cho mình, trông cậy, thật, chắc chắn về điều gì” là từ gốc của

            a) Hiền lành.

            b) Trung tín.

            c) Nhân từ.

            d) Mềm mại.                       

33        Đặt tay trên người bệnh và nhìn thấy họ được bình phục (Mác 16:18) bày tỏ sự trung tín của Đức Chúa Trời qua

            a) Sự tha thứ.

            b) Việc đoán xét tội lỗi.

            c) Việc kêu gọi chúng ta.

            d) Việc giữ lời Ngài hứa.                       

34. Nguyên tắc của sự trung tín được minh họa qua việc chia sẻ phúc âm của Đấng Christ với người khác là

            a) Sự chịu khổ.

            b) Việc giữ lời thề.

            c) Lòng thương xót.

            d) Địa vị quản gia.                       

35. Phao-lô khích lệ Ti-mô-thê “hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời”. Ở đây, Phao-lô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trung tín và

            a) Tình yêu thương.

            b) Sự chịu khổ.

            c) Sự nhất quán.

            d) Lời thề.                       

36. Cuộc đời của Đa-ni-ên là một ví dụ điển hình cho Cơ đốc nhân về

            a) Sự khích lệ [của ông] với bạn bè trong những lúc cần thiết.

            b) Lòng trung thành [của ông] đối với nhà vua.

            c) Sự tin chắc vào những điều ông tin dù con người có làm gì chăng nữa.

            d) Tiêu chuẩn cao của việc làm.                       

37. Ba ý chính về sự mềm mại, bông trái của Đức Thánh Linh là

            a) Đầu phục ý muốn của Chúa, sức mạnh và khả năng.

            b) Đầu phục ý muốn của Chúa, dễ dạy dỗ và cẩn trọng.

            c) Khiêm nhường, yếu đuối, vâng phục.

            d) Yếu đuối, điều độ, cẩn trọng.                       

38. Tác giả của sách hướng dẫn liên hệ sự mềm mại của Chúa Giê-xu trước và trong lúc bị đóng đinh với

            a) Sự vâng phục.

            b) Sự nhẫn nhục.

            c) Sự vui mừng.

            d) Đau khổ.

39. Một ví dụ đáng chú ý về sự mềm mại được nhìn thấy qua gương của Áp-ra-ham khi ông

            a) Nói với mọi người Sa-ra là em gái ông.

            b) Chuẩn bị dâng Y-sác cho Chúa.

            c) Bày tỏ lòng hiếu khách với những người xung quanh.

            d) Giải quyết sự tranh cãi khi để cho Lót được chọn trước phần đất mà ông muốn.

40. Khi làm chứng và chia sẻ, Cơ đốc nhân cũng cần có bông trái thánh linh mềm mại vì

            a) Lời sửa trị cần phải đi theo sự mềm mại, và điều này chỉ có thể xảy ra với người thiêng liêng.

            b) Qua hành vi và sự mềm mại của bạn, người chưa được cứu sẽ được thu hút đến với Đấng Christ.

            c) Làm chứng về những tranh cãi, nhưng điều này có thể được thực hiện với thái độ mềm mại.

            d) Người ngoại không trông đợi Cơ đốc nhân sẽ đối diện với những vấn đề chính.           

41. Thi thiên 37:11 đề cập đến hai phần thưởng của sự mềm mại:

            a) Thịnh vượng và sống lâu.

            b) Bình an và được hưởng Nước thiên đàng.

            c) Sự khôn ngoan và sự sống đời đời.

            d) Chức vụ hiệu quả và sự thỏa lòng.                       

42 . Trong I Cô-rinh-tô 9, Phao-lô sử dụng hình thức động từ liên quan đến sự tự kiềm chế khi so sánh điều này với

            a) Một học viên chuẩn bị cho bài kiểm tra.

            b) Một vận động viên chuẩn bị để giành phần thưởng.

            c) Một người tìm đồng bạc bị mất.

            d) Người thương gia làm việc để được thành công.                       

43. “Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh” (Ê-phê-sô 5:18). Ở đây, Phao-lô nhấn mạnh rằng

            a) Một người đầy dẫy Đức Thánh Linh không thể bị cám dỗ uống rượu.

            b) Một người có Đức Thánh Linh làm chủ nhận được sự giúp đỡ tể trị trên những yếu đuối của người đó.

            c) Một người có Đức Thánh Linh làm chủ không có yếu đuối nào cả.

            d) Một khi một người nói tiếng lạ, người đó sẽ không bị cám dỗ đầy dẫy những ước muốn của xác thịt.                       

44. Khi nói về sự tự kiềm chế hay tiết độ, chúng ta đang nói đến

            a) Thái độ kiêng cử hoàn toàn với tình dục, thịt và rượu.

            b) Quá nhiều sự tự chủ làm mất cân bằng các kết quả.

            c) Tránh những thái cực trong hành vi hoặc biểu hiện.

            d) Bất kỳ điều gì có thể được thực hiện với sự tiết độ.           

45. Như đã được nhấn mạnh trong Gia-cơ 3:1, sự tiết độ bắt đầu với sự kiềm chế

            a) Những khao khát tình dục.

            b) Việc sử dụng thời gian.

            c) Lượng thức ăn cần ăn.

            d) Cái lưỡi.                       

46. Một người có Đức Thánh Linh ngự vào được tự do khỏi sự nô lệ. Vì vậy, người đó

            a) Được tự do để lựa chọn theo ý mình.

            b) Được tự do để thoả mãn ý muốn của mình.

            c) Có một bản chất thiêng liêng mới liên quan đến việc làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.

            d) Vẫn còn chịu trách nhiệm về việc vâng theo Luật pháp cũ.                     

47. Tự do thoát khỏi vòng nô lệ của tội lỗi có nghĩa là

            a) Bày tỏ bông trái của Thánh Linh trong đời sống tôi.

            b) Tự do làm điều tôi muốn.

            c) Thoát khỏi những tiêu chuẩn do người khác đặt ra.

            d) Thoát khỏi bị hình phạt vì tội lỗi.                       

48. Luật tự do, như Phao-lô đã viết, có nghĩa là bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, chúng ta được tự do để

            a) Sống một đời sống toàn hảo bằng nỗ lực riêng của bản thân.

            b) Sống không có giới hạn hay chỉ dẫn như chúng ta được tự do trong Đấng Christ.

            c) Sống tự tin khi chúng ta không thể bị cám dỗ phạm tội.

            d) Sống đúng và hầu việc Đức Chúa Trời.

49. Đặc điểm bao gồm những bông trái Thánh linh còn lại và được bày tỏ qua sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá là

            a) Trung tín.

            b) Bình an.

            c) Nhân từ.

            d) Yêu thương.                       

50. Chìa khóa để có được sung mãn những đặc tính của Đấng Christ trong đời sống của chúng ta là

            a) Cầu nguyện để Đức Thánh Linh sẽ tạo ra những bông trái đó.

            b) Cố gắng để trở nên giống với Đấng Christ bằng ý chí của bản thân.

            c) Học biết về bông trái Thánh Linh.

            d) Chọn mỗi lần một đặc điểm và cố phát triển đặc điểm đó.