NGÀY HỌC: Ngày 30/9 & 07/10/2023

Texas University of Theology

Giáo Trình Khóa Học

 

Môn Học:  Chuẩn Bị & Rao Giảng Sứ Điệp Kinh Thánh

                    Preparing and Preaching Bible Messages

Thời Gian: Lúc 7:00 AM. – 9:30 AM (Giờ TX) . Thứ Bảy, ngày 06 & 13 tháng 08 năm 2022                                               7:30 PM. – 9:30 PM (Giờ VN). Thứ Bảy, ngày 06 & 13 tháng 08 năm 2022

 

Sách Giáo Khoa

  • Preparing and Preaching Bible Massages – Chuẩn Bị và Rao Giảng Sứ Điệp Kinh Thánh

Giảng Viên

Rev. Lê Hoàng Trọng

  • Bắt đầu hầu việc Chúa năm 1987
  • 1991 – 1993 Truyền giáo tại Philippine (bởi Cơ Quan Truyền Giáo Thế Giới – Thuộc giáo hội Southern Baptist Convention)
  • 2007 Tốt nghiệp Cử Nhân (BA) – Christian Ministry and Biblical Studies, tại Chủng Viện:  New Orleans Baptist Theological Seminary
  • 2010 Tốt nghiệp Cao Học (M.Div.) – Great Commission (Evangelic – Mission – Church Planting – Church Grow), tại Chủng Viện:  The Southern Baptist Theological Seminary
  • 2022 Tốt nghiệp Tiến Sĩ Mục Vụ Thần Học (D.Min.) – In Theologycal Studies, tại trường Texas University of Theology
  • Mọi thông tin liên quan đến môn học này, như:  Nộp bài, thắc mắc, vân vân, thì xin Liên lạc: 

Mô Tả Khóa Học

Đây là một khóa học để đào tạo sinh viên về thực hành phương pháp soạn dàn bài giảng dạy.  Trong khóa học này, sinh viên sẽ nhận biết tầm quan trọng của bài giảng đối với người nghe, về năng quyền của Thiên Thượng dẫn đến sự cứu rỗi.  Giúp cho sinh viên định hướng cho bài giảng, biết được đâu là diện, đâu là điểm để xác định trọng tâm của bài giảng.  Ngoài ra, khóa học này còn giúp cho người học biết được những bước căn bản, làm thể nào để soạn một bài giảng không bị lạc đề hay xa đề.  Sinh viên phải giảng trong lớp hoặc thâu lại bài giảng qua video và cũng lắng nghe những người khác giảng, để học hỏi và biết cách đánh giá việc soạn dàn bài giảng và chuyển tải bài giảng.

Mục Đích Khóa Học

Khi kết thúc khóa học này, sinh viên phải làm được những việc sau đây:

  1. Thể hiện sự cẩn trọng trong việc chuẩn bị bài giảng và chuyển tải bài giảng
  2. Học biết cách để soạn dàn bài giảng theo chủ đề và theo đề tài
  3. Biết cách soạn phần dẫn nhập, phần thân bài, và phần kết luận – kêu gọi
  4. Thực hành những bước, trong tiến trình soạn một dàn bài giảng hoàn chỉnh.

Yêu Cầu Của Khóa Học

Tổng số điểm là 100, nếu hoàn tất những phần sau đây và đúng thời gian quy định

  • Mỗi bài nộp phải có đính kèm theo trang đầu tiên có phần Class Homework Cove Sheet (Đính kèm bản mẫu trong email)
  • Hiện diện đầy đủ 5% (Không rời bỏ trong lúc đang học để làm những công việc khác ngoài việc học, không tắc video trong suốt thời gian học)
  • Tích cực dự phần thảo luận 5%
  • Trả lời những câu hỏi trắc nghiệm cuối sách giáo khoa 30%: (Trong phần trả lời, chỉ cần ghi số của câu hỏi và phần trả lời.  Không cần phải ghi lại câu hỏi)
    • Đánh Giá Tiến Trình Phần 1 (Trả lời những câu hỏi số chẵn)
    • Đánh Giá Tiến Trình Phần 2 (Trả lời những câu hỏi số chẵn)
    • Đánh Giá Tiến Trình Phần 3 (Trả lời những câu hỏi số chẵn)
  • Soạn Dàn Bài Giảng (bố cục bài giảng) theo chỉ định của giáo sư và e-mail dàn bài giảng đến giáo sư (xem đính kèm danh sách) 35%Dàn Bài Giảng phải gởi cho giáo sư trước 11:59 PM. Ngày 20/08/2022 – Theo giờ địa phương của sinh viên.
  • Sau khi được giáo sư chấp nhận Dàn Bài Giảng đã hoàn chỉnh thì sinh viên mới có thể viết ra bài giảng từng lời, từng chữ 25%. Và gởi cho giáo sư qua e-mail revpaulle@yahoo.com trước 11:59 PM., ngày 02/09/2022 – Theo giờ địa phương của sinh viên.

Các bạn sinh viên cao học có thể vào trang mạng:  songtanhien.net để biết thêm thông tin các khóa học.

Thang Điểm Khóa Học

  • Điểm A   = 100 – 94.5
  • Điểm A-  = 94.5 – 91.5
  • Điểm B+ = 91 – 88.5
  • Điểm B   = 88 – 85.5
  • Điểm B-  = 85 – 82.5
  • Điểm C+ = 82 – 79.5
  • Điểm C   = 79 – 76.5
  • Điểm C-  = 76 – 73.5
  • Điểm D   = 73 – 70.5
  • Điểm F   = 70 trở xuống (Không hoàn tất môn học, phải học lại)

Các Sách Tham Khảo

Sau đây là những quyển sách giúp ích rất nhiều về giảng dạy.  Nếu sinh viên muốn tìm hiểu sâu hơn thì có thể tìm đọc để tham khảo thêm.

1/- MS. Lê Văn Thái. Cách Soạn Bài Giảng

            Phòng Sách Tin Lành, Saigon 1965

2/- Harold E. Knott. Phương Pháp Soạn Bài Giảng

            Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, 2007

3/- Braga, James. How to Prepare Bible Messages Multnomah

Press. Portland, Oregon. 1981.

4/- Brooks, Phillips. The Joy of Preaching.

Kregel Publications. Grand Rapids. 1989.

5/- Brown, H. C. Steps to the Sermon. Broadman & Holman

Publishers. Nashville, Tennessee, 1996.

6/- Evans, William. How to Prepare Sermons.

Moody. Chicago. 1964.

7/- Fasol, Al. A Complete Guide to Sermon Delivery.

Broadman & Holman Publishers. Nashville, Tennessee, 1996.

8/- Essentials for Biblical Preaching.

Baker Book. Grand Rapids. 1989.

9/- Fee, Gordon. How to Read the Bible for All Its Worth

Zondervan. Grand Rapids. 1993.

10/- MacArthur, John. Expository Preaching.

Word Publishing. Dallas. 1992.

11/- Mitchell, Henry. Celebrating and Experience in Preaching.

Abington Press. Nashville. 1990.

12/- Piper, John. The Supremacy of God in Preaching.

Baker Book House. Grand Rapids. 1984.

13/- Robinson, Haddon. Biblical Preaching.

Baker Book House. Grand Rapids. 1980.

14/- Sangster, William. The Craft of Sermon Construction.

Baker Book House. Grand Rapids.1972.

15/- Whittaker, Bill. Preparing to Preach.

Providence House. Franklin, Tenn. 1999.

 

Danh Sách Sinh Viên Cao Học Soạn Dàn Bài Giảng


Sinh viên soạn một dàn bài học Kinh Thánh theo sự phân phối sau đây. Dàn bài phải đúng quy
định như đã học, và e-mail đến giáo sư trước 11:59 PM. Ngày 20/08/2021 (Theo giờ địa phương của sinh
viên).

0 tháng 09 & 07 tháng
10 năm 2023 (Giờ TX)
Sách Giáo Khoa
• Preparing and Preaching Bible Massages – Chuẩn Bị và Rao Giảng Sứ Điệp Kinh Thánh
Giảng Viên
Rev. Lê Hoàng Trọng
• Bắt đầu hầu việc Chúa năm 1987
• 1991 – 1993 Truyền giáo tại Philippine (bởi Cơ Quan Truyền Giáo Thế Giới – Thuộc
giáo hội Southern Baptist Convention)
• 2007 Tốt nghiệp Cử Nhân (BA) – Christian Ministry and Biblical Studies, tại Chủng
Viện: New Orleans Baptist Theological Seminary
• 2010 Tốt nghiệp Cao Học (M.Div.) – Great Commission (Evangelic – Mission –
Church Planting – Church Grow), tại Chủng Viện: The Southern Baptist Theological
Seminary
• 2022 Tốt Nghiệp Tiến Sĩ Mục Vụ (D.Min.) – In Theological Studies, tại trường Texas
University of Theology
• Mọi thông tin liên quan đến môn học này, như: Nộp bài, thắc mắc, vân vân, thì
xin Liên lạc:
➢ Email: revpaulle@yahoo.com
Mô Tả Khóa Học
Đây là một khóa học để đào tạo sinh viên về thực hành phương pháp soạn dàn bài giảng
dạy. Trong khóa học này, sinh viên sẽ nhận biết những điểm tương đồng và khác biệt giữa giảng
và dạy; tầm quan trọng của bài giảng đối với người nghe, về năng quyền của Thiên Thượng dẫn
đến sự cứu rỗi. Giúp cho sinh viên định hướng cho bài giảng, biết được đâu là diện, đâu là điểm
để xác định trọng tâm của bài giảng. Ngoài ra, khóa học này còn giúp cho người học biết được
những bước căn bản, làm thể nào để soạn một bài giảng không bị lạc đề hay xa đề. Sinh viên phải
giảng trong lớp hoặc thâu lại bài giảng qua video và cũng lắng nghe những người khác giảng, để
học hỏi và biết cách đánh giá việc soạn dàn bài giảng và chuyển tải bài giảng.
Mục Đích Khóa Học
Khi kết thúc khóa học này, sinh viên phải làm được những việc sau đây:
1. Thể hiện sự cẩn trọng trong việc chuẩn bị bài giảng và chuyển tải bài giảng
2. Học biết cách để soạn dàn bài giảng theo chủ đề và theo đề tài
3. Biết cách soạn phần dẫn nhập, phần thân bài, và phần kết luận – kêu gọi
4. Thực hành những bước, trong tiến trình soạn một dàn bài giảng hoàn chỉnh.
Yêu Cầu Của Khóa Học
Tổng số điểm là 100, nếu hoàn tất những phần sau đây và đúng thời gian quy định
• Mỗi bài nộp phải có Trang Bìa – Class Homework Cove Sheet (Đính kèm bản mẫu trong
email)
• Hiện diện đầy đủ 5% (Không rời bỏ trong lúc đang học để làm những công việc khác ngoài
việc học, không tắc video trong suốt thời gian học)
• Tích cực dự phần thảo luận 5%
• Trả lời những câu hỏi trắc nghiệm 40%.
• Soạn Dàn Bài Giảng (bố cục bài giảng) theo chỉ định của giáo sư và e-mail dàn bài giảng
đến giáo sư (xem đính kèm danh sách) 35%.
• Viết ra bài giảng từng lời từng chữ và gởi đến giáo sư 15%.
• Tất bài làm phải gởi cho giáo sư qua e-mail revpaulle@yahoo.com trước 11:59 PM., ngày
03/11/2023 – Theo giờ địa phương của sinh viên.
Các bạn sinh viên cao học có thể vào trang mạng: songtanhien.net để biết
thêm thông tin các khóa học.
Thang Điểm Khóa Học
• Điểm A = 100 – 94.5
• Điểm A- = 94.5 – 91.5
• Điểm B+ = 91 – 88.5
• Điểm B = 88 – 85.5
• Điểm B- = 85 – 82.5
• Điểm C+ = 82 – 79.5
• Điểm C = 79 – 76.5
• Điểm C- = 76 – 73.5
• Điểm D = 73 – 70.5
• Điểm F = 70 trở xuống (Không hoàn tất môn học, phải học lại)
Các Sách Tham Khảo
Sau đây là những quyển sách giúp ích rất nhiều về giảng dạy. Nếu sinh viên muốn tìm
hiểu sâu hơn thì có thể tìm đọc để tham khảo thêm.
1/- MS. Lê Văn Thái. Cách Soạn Bài Giảng
Phòng Sách Tin Lành, Saigon 1965
Họ & Tên E-mail Kinh Văn Trích Dẫn
1 Y Tiên Niê K’Dăm Ma-thi-ơ 5:13-16
2 Nguyễn Cẩm Long Ma-thi-ơ 7:24-27
3 Cao Thị Huyền Minh Ma-thi-ơ 13:3-8, 18-23
4 Triệu Thị Tú Hạnh Ma-thi-ơ 13:24-30, 36-43
5 Xích Văn Lĩnh Ma-thi-ơ 13:31-33, 44-48
6 Trần Liên Tâm Ma-thi-ơ 18:23-35
7 Nguyễn Cẫm Lai Ma-thi-ơ 21:28-32
10 Nguyễn Hữu Đầy Mác 2:18-22
12 Nguyễn Thị Hữu Hạnh Lu-ca 10:25-37
13 Nguyễn Ngọc Thiên Thư Lu-ca 11:5-13; 18:1-8
14 Nguyễn Ngọc Dung Lu-ca 12:16-21
15 Phạm Quốc Tế Lu-ca 12:35-48
16 Đào Kim Cương Lu-ca 13:6-9
17 Đào Bảo Lu-ca 14:7-11
18 Huỳnh Vũ Chương Lu-ca 15:3-10
19 Hồ Mai Hồng Lu-ca 15:11-24
20 Trần Thiên Thiên Ái Lu-ca 18:9-14
21 Đặng Hạnh Giăng 5:1-9
22 Huỳnh Thị Ân Lành Giăng 8:1-11
23 Phan Anita (Trúc) Giăng 12:1-8
24 Tăng Quỳnh Như Giăng 15:1-11

Câu Hỏi Trắc Nghiệm
Chọn câu trả lời đúng nhất
Bài 1-3
1 Chức năng chính của mục sư trong Hội Thánh là:
a) phối hợp những nhân sự chăn bầy.
b) giảng những bài giảng thuộc linh.
c) điều hành công việc Hội Thánh.
d) đại diện Hội Thánh trong cộng đồng.
2 Rao giảng tích cực ảnh hưởng sự thờ phượng bởi:
a) tạo ra truyền thống.
b) thể hiện cảm xúc.
c) dạy tư thế thờ phượng đúng đắn.
d) đưa ra những lý do để thờ phượng.
3 Dù phương tiện truyền thông tốn kém, nhưng nó:
a) thâm nhập vào đám đông thính giả.
b) đưa ra sự phản hồi của thính giả.
c) đưa ra sự lựa chọn cho hội chúng.
d) những gì được lưu ý ở trên.
4 Qua tấm gương dạy dỗ của Đấng Christ, chúng ta học được sự rao giảng là:
a) ít quan trọng hơn báp-têm.
b) một mạng lịnh.
c) một chức vụ được ưu tiên.
d) tất cả những điều trên.
e) những điều ở câu b và c.
5 Đức Chúa Trời tiếp tục gặp gỡ với từng người trong sự bày tỏ cá nhân qua:
a) sự khám phá của khoa học.
b) sự rao giảng Lời Chúa.
c) tìm kiếm sự nhận thức.
d) sự rèn luyện bản tính con người.
6 Những thời đại này phản ảnh sự rao giảng năng động, mạnh mẽ NGOẠI TRỪ:
a) những thế kỷ đầu tiên của Hội Thánh.
b) sự sụp đổ của Đế quốc La Mã.
c) thời Trung Cổ.
d) các tu sĩ hành khất.
7 Tình trạng thuộc linh của Hội Thánh suốt lịch sử liên quan trực tiếp đến:
a) sức mạnh của sự rao giảng.
b) sự thịnh vượng của các quốc gia.
c) quy mô của Hội Thánh.
d) năng lực điều hành.
8 Sự rao giảng có thể tác động đến những nan đề của xã hội hiện nay bởi sự thể hiện:
a) những kết quả tích cực hơn là tập trung vào tội lỗi cụ thể.
b) tình yêu, hy vọng và tha thứ tội nhân.
c) lời hứa về cuộc sống không còn lo lắng.
d) những kế hoạch cải cách xã hội.
9 Sự ích kỷ nơi tòa giảng là khi diễn giả xem sự nổi tiếng của họ như là:
a) một thành quả mà mình đạt được.
b) một cơ hội cho chức vụ.
c) dấu hiệu nguy hiểm của sự thỏa hiệp.
d) bằng chứng về sự kêu gọi của Chúa.
10 Sự thay thế trong sự rao giảng là:
a) sứ điệp nhắm những người được chọn
trong hội chúng.
b) nội dung bài giảng được mượn từ nhà truyền
giảng Tin Lành trên truyền hình.
c) một bài giảng dựa vào một tội mà diễn giả
không thể chiến thắng.
d) sử dụng những minh họa cá nhân hơn là
những minh họa của Kinh Thánh.
11 Nói chung sự hời hợt phát triển trong một mục sư bởi vì:
a) thiếu sự đào tạo mục vụ đầy đủ.
b) sự may rủi của chức vụ.
c) không tham gia vào các công việc dân sự của cộng đồng.
d) không còn yêu mến Chúa Jêsus.
12 Đề tài trọng tâm của bài giảng của chúng ta phải là:
a) những sự kiện từ lịch sử.
b) một minh họa chính xác.
c) công tác chuộc tội của thập tự giá.
d) sự thực hữu của sự chữa lành thiên thượng.
13 Đề tài rao giảng nào là quan trọng nhất đối với Cơ Đốc Giáo?
a) Sự Phục Sinh
b) Quyền Năng Siêu Nhiên
c) Các Sứ Điệp Tiên Tri
d) Phần Thưởng Sau Khi Qua Đời
14 Sự rao giảng về Sự Tái Lâm cần tập trung vào:
a) sự chính xác của lời tiên tri.
b) thứ tự các sự kiện trong thời kỳ cuối.
c) sự thánh khiết cá nhân giữa vòng tín hữu.
d) bối cảnh lịch sử của khái niệm này.
15 Các diễn giả thời Tân Ước có ý định:
a) truyền đức tin đề thực hiện các ân tứ Thánh Linh.
b) phản bác các tà thuyết Do Thái hóa và Trí Huệ phái.
c) khuyến khích sự tuân giữ các nghi lễ ở đền thờ.
d) đem người nghe đặt đức tin nơi Đấng Christ, với một quyết định dứt khoát.
16 Sự thể hiện nào thường đi kèm với sự rao giảng Phúc Âm trong thời Tân Ước?
a) Các tân tín hữu bị giết trong Thánh Linh.
b) Chế độ nô lệ được công nhận.
c) Nữ giới được quyền bình đẳng với nam giới.
d) Quyền năng của Đức Chúa Trời được thể hiện qua sự chữa lành, dấu kỳ và phép lạ.
17 Sự rao giảng thời Tân Ước chủ yếu là hình thức:
a) làm chứng.
b) diễn thuyết.
c) chia sẻ không chính thức.
d) khuyến khích sự học thức.
18 Hình thức chức vụ được đề cập nhiều nhất trong sách Công Vụ là:
a) dạy dỗ.
b) sự rộng lượng.
c) môn đồ hóa.
d) tất cả những hình thức trên.
e) hình thức a và c.
19 Giảng về đạo đức chủ yếu nói đến tình yêu và:
a) sự hiểu biết.
b) hành động.
c) thái độ.
d) khả năng.
20 Một ví dụ về sự giảng về đạo đức là một bài giảng về:
a) “Cách Kinh Nghiện Sự Cứu Rỗi”.
b) “Các Ân Tứ Thánh Linh”.
c) “Chia Sẻ Tình Yêu Của Chúa Cách Thực Tế”.
d) “Kết Quả Của Sự Suy Nghĩ Tích Cực”.
21 Sự rao giảng tập trung vào sự gây dựng hướng về:
a) cá nhân.
b) sự thờ phượng.
c) giáo lý.
d) Chúa Jêsus.
22 Để hiểu nhu cầu của con người, một diễn giả phải có ý thức về:
a) sự khiêm nhường.
b) đồng nhất.
c) quyền lực.
d) tất cả những điều trên.
e) điều a và b.
23 Sự thánh khiết cá nhân liên quan mật thiết nhất với …… của diễn giả.
a) sự bước đi cách riêng tư với Chúa.
b) thói quen nghiên cứu nghiêm túc cho chức vụ.
c) loại tính cách.
d) khả năng rao giảng.
24 Khuôn mẫu về sự thánh khiết cá nhân tốt nhất trong đời sống diễn giả là:
a) khả năng lắng nghe của họ.
b) sự tận hiến cho chân lý của họ.
c) công việc đạo đức của họ.
d) tham vọng thành công của họ.
25 Theo Rô-ma 6:22, sự vâng phục quyền tể trị của Đấng Christ dẫn đến:
a) sự kỷ luật.
b) sự công chính.
c) sự giàu có về vật chất.
d) sự hiểu biết.
26 Sứ điệp của Công Vụ 2:39 xác minh rằng Đức Thánh Linh đã được ban cho:
a) chỉ những người rao giảng Phúc Âm.
b) các tín hữu thời Tân Ước.
c) tất cả tín hữu mọi thời đại.
d) chỉ các môn đồ.
27 Một diễn giả nên bày tỏ thái độ nào đối với hậu quả của tội lỗi?
a) Say mê chia sẻ
b) Khéo léo giao tiếp
c) Kiên nhẫn
d) Thận trọng
28 Tựa bài giảng nào thể hiện sự say mê của diễn giả để chinh phục linh hồn tội nhân?
a) “Cách Thờ Phượng”
b) “Tầm Quan Trọng Của Sự Lãnh Đạo”
c) “Viễn Cảnh Của Lịch Sử”
d) “Những Hậu Quả Của Tội Lỗi”
29 Sự tự tin của chúng ta trong việc chia sẻ Phúc Âm cho người khác dựa vào:
a) việc chúng ta tin Chúa bao lâu.
b) kinh nghiệm cá nhân với Đấng Christ.
c) mức độ tội lỗi của chúng ta trước Chúa tin Chúa.
d) sự huấn luyện mà chúng ta có.
30 Động cơ đằng sao đằng sau sự rao giảng của chúng ta phải là:
a) tham vọng.
b) tình yêu thương.
c) kỹ năng.
d) cần được công nhận.
31 Hơn bất kỳ phẩm chất nào khác, người rao giảng nên có:
a) kỹ năng rao giảng xuất sắc.
b) sự hiểu biết về tài chính.
c) khiếu hài hước.
d) gánh nặng về linh hồn tội nhân.
32 Phao-lô nói: “không rao truyền Tin Lành thì khốn …,” ông nói đến tầm quan trọng của:
a) sự giáo dục
b) hình ảnh trước công chúng.
c) sự kêu gọi để rao giảng.
d) mong ước truyền đạt.
33 Từ những gương trong Kinh Thánh, chúng ta biết các Cơ Đốc nhân được kêu gọi để:
a) phục vụ.
b) lãnh đạo.
c) rao giảng.
d) lãnh đạo cách công khai.
34 Trong Công Vụ 6:2, các sứ đồ từ chối phục vụ bàn tiệc bởi vì điều đó:
a) bị cho là xúc phạm văn hóa.
b) trái với sự kêu gọi rao giảng của họ.
c) là một công việc lạ lẫm.
d) không xứng với phẩm giá của họ.
35 Trong các ký thuật Chúa kêu gọi Môi-se, Ê-sai và Giê-rê-mi, Đức Chúa Trời:
a) đã thực hiện bước đầu tiên.
b) phán rất êm dịu.
c) đáp ứng mong ước rao giảng của họ.
d) sử dụng người khác thu hút sự chú ý của họ.
36 Sự kêu gọi của Chúa đến với Ê-sai như một:
a) cơn gió từ thiên đàng.
b) sứ điệp từ người bạn.
c) giọng nói rõ ràng.
d) giấc mơ.
37 Ai có phản ứng sợ hãi với sự kêu gọi của Chúa?
a) Si-môn Phi-e-rơ và Môi-se
b) A-mốt và Giê-rê-mi
c) A-rôn và Ê-li
d) Tất cả những người trên
e) Cả hai a và b
38 Phao-lô nói phẩm tính nào là quan trọng đối với một mục sư?
a) Khả năng nói trước công chúng
b) Thành thạo công việc
c) Tự chủ
d) Ân tứ
39 Những người bước vào chức vụ cần cảm thấy họ:
a) kiếm được một vị trí tôn trọng và uy tín.
b) được thoải mái trên bục giảng.
c) hài lòng về cha mẹ của họ
d) không thể rời khỏi chức vụ rao giảng.
40 Từ sự rao giảng của Phao-lô chúng ta biết rằng các mục sư phải là người quản lý tốt:
a) đời sống của họ.
b) tài chính.
c) gia đình của họ.
d) tất cả những điều trên.
e) hai điều trên.
Xin Trả Lời ĐÚNG (Đ) Hay SAI (S) trước mỗi câu hỏi
41 Trong Hội Thánh ngày nay, chúng ta có thể trở thành mục sư mà không cần trở thành người rao giảng.
42 Sự khác biệt duy nhất giữa sự rao giảng và truyền thông đại chúng là sự tốn kém.
43 Một yếu tố khiếm khuyết trong sự rao giảng trên phương tiện truyền thông đạ chúng là sự phản hồi hay
sự giao tiếp không lời.
44 Những thói quen xấu không nên đề cập trong khi giảng vì điều này có thể khiến người không tin Chúa
cảm thấy khó chịu.
45 Người rao giảng phải luôn chứng tỏ sự chiến thắng những khuyết điểm cá nhân trước khi sử dụng nó
làm tài liệu giảng dạy.
46 Mục đích chính của việc rao giảng về sự tái lâm là gây ra sự sợ hãi để sau đó đưa mọi người đến với
Đấng Christ.
47 Người rao giảng không nên mong đợi kết quả từ mọi bài giảng.
48 Thuật ngữ truyền giáo được định nghĩa tốt nhất là “công bố Tin Lành”.
49 Tất cả sự rao giảng phải bao gồm sự dạy.
50 Mục tiêu của việc gây dựng là sự trở nên giống Đấng Christ.
Bài 4-7
1 Cho dù bài giảng là đề tài, bản văn, hay giải kinh cũng đều được xác định bởi:
a) bản văn.
b) đề tài.
c) mục tiêu.
d) sự ngẫu nhiên.
2 II Ti-mô-thê 3:16, “Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời cảm thúc” ủng hộ khái
niệm:
a) giải thích.
b) sự hiệp nhất của Kinh Thánh.
c) bối cảnh hóa.
d) giải kinh.
3 Bài giảng theo đề tài trả lời câu hỏi:
a) “Tôi muốn bài giảng này làm gì?”
b) “Chúng ta nên tin điều gì?”
c) “Bản văn nói gì?”
d) “Chúng ta nên làm gì?”
e) “Tại sao chúng ta tin?”
4 Khi soạn mục tiêu bài giảng, chúng ta nên soạn những kết quả mong đợi bằng những từ
ngữ:
a) có thể đoán trước.
b) có thể suy luận.
c) rõ ràng.
d) có thể thực hiện được.
5 Câu hỏi “Tôi muốn bài giảng này làm gì?” được trả lời bởi ………. của bài giảng.
a) đề tài.
b) phần kết luận.
c) phần giới thiệu.
d) mục tiêu.
6 Tác giả của sách gợi ý bạn phải dành bao nhiêu thời gian để soạn bài giảng?
a) Một giờ
b) Ba giờ
c) Sáu giờ
d) Chín giờ
7 Từ kiểu mẫu của sự sáng tạo trong Kinh Thánh, chúng ta biết sự nghỉ ngơi là một phần
trong lịch làm việc ……. của mục sư.
a) khi nào có thể.
b) hàng tuần.
c) hai lần trong một tháng.
d) thỉnh thoảng.
8 Để soạn bài giảng cách nhất quán, điều quan trọng NHẤT mà người rao giảng cần là:
a) sự kỷ luật bản thân.
b) sự đào tạo tốt.
c) sự hy sinh.
d) sự cao thượng.
9 Người rao giảng có kỷ luật bản thân được mô tả tốt nhất như là một người:
a) hy sinh.
b) có thẩm quyền.
c) tự chủ.
d) hiện thực hóa.
10 1 Cô-rinh-tô 4:2 dạy rằng những người được tin cậy phải chứng tỏ:
a) tài năng.
b) khả năng.
c) sự xứng đáng.
d) sự trung thành.
11 Theo tác giả của sách, điều gì đem đến cảm giác thỏa mãn nhất trong sự rao giảng?
a) Gia tăng số lượng trong Hội Thánh
b) Những góp ý tích cực từ hội chúng
c) Sự ngưỡng mộ của các mục sư đồng nghiệp
d) Nhận biết được ở trong ý muốn Chúa
12 Nguồn linh cảm của bài giảng chủ yếu là:
a) đọc Kinh Thánh và những tạp chí thần học.
b) có mối tương giao với Chúa.
c) nhận sự phản hồi từ thính giả.
d) sự rèn luyện kỷ luật cá nhân.
13 Sự thất bại trong chức vụ rao giảng hầu hết thường liên quan đến việc thiếu:
a) đời sống cầu nguyện.
b) sự giáo dục.
c) tài chính.
d) kinh nghiệm chức vụ.
14 Khi bị thách thức với sự bảo đảm về tài liệu của bài giảng, diễn giả nên dựa vào tài liệu
Kinh Thánh:
a) liên quan đến diễn giả.
b) thích hợp với nhu cầu của hội chúng.
c) có ý nghĩa lịch sử.
d) liên quan đến vấn đề thế giới.
15 Những bài giảng thích hợp nên tập trung vào:
a) bản văn Kinh Thánh.
b) sự kiện hiện tại.
c) lời làm chứng.
d) sự kiện văn hóa.
16 Một giải pháp tồi để bảo đảm tài liệu của bài giảng là sử dụng:
a) sách chú giải Kinh Thánh.
b) những sự trích dẫn tài liệu.
c) các sách gợi ý cho bài giảng.
d) một bài giảng mượn của người khác.
17 Trong việc học Kinh Thánh, bạn nên đọc hết những sách hay những phần Kinh Thánh
hơn là chỉ đọc những phân đoạn ngắn để:
a) khám phá mục đích viết của tác giả.
b) triển khai nhiều bài giảng cùng một lúc.
c) lập ba ý chính.
d) đọc liên tục xuyên suốt Kinh Thánh.
18 Đọc toàn bộ một sách hay một phần Kinh Thánh sẽ hữu ích trong việc soạn bài giảng là
do nó:
a) thiết lập một lộ trình
b) thể hiện kỷ luật bản thân.
c) đưa ra một cái nhìn mới.
d) rút ngắn thời gian đòi hỏi nghiên cứu thêm.
19 Để liên hệ bài giảng Kinh Thánh với các tình huống hiện tại, đòi hỏi mục sư phải:
a) dành thì giờ với hội chúng của mình.
b) tập trung vào những minh họa thú vị.
c) dành thêm thì giờ nghiên cứu.
d) theo xu hướng rao giảng hiện tại.
20 Nội dung bài giảng chủ yếu liên quan đến ……………. của hội chúng.
a) sự quan tâm
b) mức độ hiểu biết
c) phạm vi hiểu biết
d) những nhu cầu cụ thể
21 Điều nào KHÔNG nên có trong lịch sinh hoạt hàng năm của một Hội Thánh quân bình?
a) Giáng Sinh, Phục Sinh, và Ngũ Tuần
b) Ngày hiếu kính cha mẹ
c) Nghiên cứu về niềm tin của giáo hội
d) Đề tài chính trị
22 Một chuỗi bài giảng mà mỗi bài giảng phụ thuộc vào bài giảng trước đó được gọi là:
a) loạt bài giảng.
b) các bài học Kinh Thánh.
c) từng kỳ.
d) sự giải nghĩa Kinh Thánh.
23 Bài học Kinh Thánh khác với bài giảng giải kinh là nó nhấn mạnh đến:
a) sự hoán cải.
b) giáo lý.
c) hành động.
d) truyền giảng.
24 Việc biết mục tiêu của bài giảng sẽ giúp diễn giả trong việc chọn tốt nhất:
a) loại bài giảng.
b) bản văn.
c) tựa đề.
d) sự áp dụng.
25 Mục đích của mục tiêu bài giảng là để tập trung vào …………. của bài giảng.
a) bản văn.
b) các ý.
c) mục tiêu.
d) tựa đề.
26 Giảng Tin Lành kêu gọi:
a) một loại thay đổi.
b) những sự quyết định rõ ràng.
c) sự thúc giục tự phát.
d) một sự thu hút trí tuệ cao.
27 Mục tiêu giảng Tin Lành là ………. của con người.
a) ý chí.
b) tính cách.
c) sự hiểu biết.
d) sự quan tâm.
28 Bài giảng về giáo lý được minh họa với những câu chuyện minh họa bằng lời là:
a) dạy.
b) thực chứng.
c) chất vấn.
d) góp phần.
29 Phương pháp nên hạn chế sử dụng trong sự giảng về giáo lý là:
a) dạy.
b) thực chứng.
c) chất vấn.
d) góp phần.
30 Phương cách dạy dỗ góp phần thỉnh thoảng có thể sử dụng:
a) một bài thuyết trình.
b) một biểu đồ.
c) một minh họa.
d) một lời chứng.
31 Giảng về đạo đức tập trung sự dạy dỗ vào Cơ Đốc nhân cách:
a) vâng theo các giáo lý của Hội Thánh.
b) sống với sự cứu rỗi.
c) học Kinh Thánh.
d) hiểu lời tiên tri.
32 Sự rao giảng nhằm chống lại sự công kích về tri thức vào Cơ Đốc giáo là:
a) Tin Lành.
b) giáo lý.
c) đạo đức.
d) biện giáo.
33 Khi Chúa Jêsus dùng ẩn dụ, mục đích của Ngài:
a) là tương tác với người nghe.
b) soi sáng một bài giảng.
c) đặt một loạt câu hỏi.
d) phát huy mối quan hệ của thính giả.
34 Một minh họa tốt thường là điều:
a) giục một người đến chỗ được thuyết phục.
b) cung cấp sự giải trí.
c) tạo ra một đề tài bài giảng.
d) làm cho bài giảng đầy màu sắc.
35 Những câu chuyện, cho dù là đời thực hay tưởng tượng, là loại minh họa được gọi là:
a) ẩn dụ.
b) ngụ ngôn.
c) truyền thuyết.
d) giai thoại.
36 Minh họa nào hữu ích nhất trong sự rao giảng về tiên tri lịch sử?
a) Sự tương đồng
b) Một bài học về đồ vật
c) Biều đồ thời gian
d) Sự trích dẫn
37 Khi tìm kiếm minh họa bài giảng, diễn giả trước hết nên suy nghĩ đến:
a) các sách nói về minh họa.
b) đời sống cá nhân của mình.
c) những gương trong Kinh Thánh.
d) những tiểu sử tốt của các Cơ Đốc nhân.
38 Loại minh họa nào chỉ nên được sử dụng thỉnh thoảng?
a) Kinh Thánh
b) Cá nhân
c) Tiểu sử
d) Thực tế
39 Câu nào nói về minh họa KHÔNG đúng?
a) Một minh họa bài giảng thích hợp sẽ làm sáng tỏ một vấn đề.
b) Sự phù hợp, chính xác và đa dạng là bí quyết để các minh họa bài giảng hiệu quả.
c) Nhiều câu chuyện thú vị sẽ cải thiện một bài giảng yếu kém.
d) Không có quy luật nào về việc cần phải có bao nhiêu minh họa cho một bài giảng.
40 Theo tác giả của sách, thật vô cùng hữu ích khi có một quyển sổ ghi chép các minh họa có
thứ tự mẫu tự theo:
a) tựa bài giảng
b) nguồn thông tin.
c) ngày minh họa.
d) đề tài được soi sáng.
Xin Trả Lời ĐÚNG (Đ) Hay SAI (S) trước mỗi câu hỏi
41 Thuật ngữ exegesis (giải kinh) có nghĩa là “sử dụng một bản văn ngoài ngữ cảnh”.
42 Trong sự rao giảng, việc mượn bài giảng của người khác được coi là quyền tự do văn học.
43 Chìa khóa để lập kế hoạch cho một loạt sứ điệp là có đủ tài liệu để trình bày đề tài.
44 Mục đích của mục tiêu bài giảng là tập trung vào mục tiêu bài giảng.
45 Việc giảng Tin Lành hướng đến những người chưa tin Chúa.
46 Sự giảng về đạo đức tập trung vào “những gì chúng ta tin”.
47 Một nguồn minh họa bài giảng tuyệt vời là các ví dụ về cuộc sống hàng ngày.
48 Mỗi bài giảng nên có ít nhất hai hoặc ba hình ảnh minh họa.
49 Sự phù hợp và thời gian là những khía cạnh quan trọng của minh họa bài giảng hiệu quả.
50 Tác giả của sách gợi ý rằng cách thực tế nhất để sắp xếp các hình minh họa của bạn là sử dụng
một quyển sổ để ghi chép.
Bài 8-11
1 Cấu trúc của bài giảng được dựa trên …………. của bài giảng.
a) đề tài.
b) dàn ý.
c) tựa.
d) mục tiêu.
2 Để giúp mọi người nhớ một bài giảng, những phần của dàn ý nên có:
a) sự tác động của thần học.
b) ít nhất là năm phần.
c) là những câu ngắn gọn, súc tích.
d) những từ khác với những từ của bản văn.
3 Các bước phân tích và tổng hợp đưa ra ………….. của dàn ý bài giảng.
a) sự hiệp nhất.
b) sự đa dạng.
c) sự linh động.
d) sự đáng tin cậy.
4 Quá trình chia nhỏ bản văn thành các phần cấu thành của nó được gọi là:
a) tổng hợp.
b) áp dụng.
c) xác minh.
d) phân tích.
5 Mục đích của câu chuyển tiếp là để:
a) dành thời gian để trình bày từng ý trước khi giảng.
b) giới thiệu bản văn và tựa của bài giảng.
c) chuyển từ ý yếu sang ý mạnh.
d) nối khoảng cách giữa các ý chính.
6 Trong các yếu tố liên tục của một dàn ý bài giảng, tỷ lệ:
a) đưa ra một cảm giác cân đối cho dàn ý.
b) làm cho ý này đến ý khác cách tự nhiên.
c) nối khoảng cách giữa các ý chính.
d) khiến các chi tiết theo đúng trình tự.
7 Trong các yếu tố liên tục của một dàn ý bài giảng, phối cảnh:
a) chuyển từ ý yếu hơn sang ý mạnh hơn.
b) giải thích những sự kiện diễn ra trước tiên.
c) trình bày nan đề trước rồi đến giải pháp sau.
d) đưa ra bối cảnh chung trước các chi tiết cụ thể.
8 Trên hết, những phần chính của một dàn ý bài giảng nên:
a) được giới hạn bởi con số.
b) bắt đầu với cùng một chữ cái.
c) theo nội dung của bản văn.
d) sử dụng năm từ hay ít hơn.
9 Mục đích của phần giới thiệu là gây sự chú ý, dẫn nhập, và:
a) súc tích.
b) giải thích.
c) minh họa.
d) chuẩn bị.
10 Phần mở đầu bài giảng nên:
a) thu hút sự chú ý của thính giả.
b) cho phép sự linh hoạt.
c) trình bày cái nhìn sơ lược về bài giảng.
d) cho diễn giả thời gian để sắp xếp ý tưởng.
11 Phao-lô nói trong Công Vụ 17:22, “Thưa quý vị là người A-thên … quý vị thật là những
người sùng đạo” là ví dụ về:
a) phần mở đầu của bài giảng.
b) phần áp dụng của bài giảng.
c) phần kết luận của bài giảng.
d) minh họa của bài giảng.
12 Điều quan trọng nào cần nhớ khi chọn tựa bài giảng thích hợp cho phần mở đầu?
a) Chọn một tựa đề hấp dẫn trí tưởng tượng và khiến cho người nghe muốn lắng nghe toàn bộ
bài giảng.
b) Mục sư càng phục vụ Chúa lâu năm, thì tựa bài giảng càng trở nên ít quan trọng.
c) Do sự thay đổi dân số, cho nên tựa đề phải được dịch sang ngôn ngữ thứ hai.
d) Do việc in ấn bài giảng, cho nên tựa đề bài giảng càng ngắn càng tốt.
13 Tựa đề nào có thể được sử dụng hiệu quả NHẤT để sử dụng trong phần mở đầu?
a) Tại Sao Các Tổ Chức Phi Hệ Phái Lại Mất Thành Viên
b) Người Cha Toàn Hảo
c) Sự Phức Tạp Trong Cách Cư Xử
d) Minh Họa Từ Thần Học Cựu Ước
14 Một phần mở đầu thích hợp sẽ:
a) đưa ra những ý chính và ý phụ.
b) bối cảnh bản văn chi tiết.
c) đưa ra một đề tài rõ ràng.
d) tự phát sinh.
15 Phương pháp nào hiệu quả nhất để giới thiệu bản văn bài giảng?
a) Một minh họa dẫn vào bản văn
b) Đọc bản văn bình thường lúc bắt đầu phần mở đầu
c) Những lời gợi ý ngẫu nhiên, bất thường liên quan đến bản văn
d) Đọc dàn ý và bản văn cách chi tiết
16 Để giữ cho bài giảng cân đối, độ dài của phần mở đầu cần phải:
a) đơn giản.
b) phù hợp.
c) ngắn gọn.
d) đa dạng
17 Trong phần mở đầu bài giảng, sự phù hợp:
a) giữ độ dài phần mở đâu cân xứng với độ dài bài giảng.
b) chọn một phương pháp thích hợp cho một bài giảng cụ thể.
c) giữ phần mở đầu trong ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu.
d) duy trì sự quân bình giữa nội dung phần mở đầu và phạm vi của bài giảng.
18 Phần bài giảng đóng vai trò lớn nhất trong kết quả là:
a) phần mở đầu.
b) phần kết luận.
c) minh họa.
d) những phần chính.
19 Phần kết luận được so sánh với lời kết luận của luật sư tại phiên tòa, bởi vì nó:
a) dài dòng và có sức mạnh.
b) gây nên sự tác động về cảm xúc.
c) rõ ràng và thuyết phục.
d) thường gây rối cho đối thủ.
20 Cách trình bày bài giảng sẽ tạo nên sự khác biệt trong đời sống của một người là một mục
đích của phần kết luận được gọi là:
a) sự giải nghĩa
b) sự can thiệp.
c) sự minh họa.
d) sự áp dụng.
21 Kết quả của “hành động tích cực” từ sự kêu gọi của Phi-e-rơ trong Công Vụ 2:37–41 là:
a) công khai chỉnh sửa tội lỗi.
b) báp-têm bằng nước.
c) nhận biết quyền lãnh đạo của Phi-e-rơ.
d) hiểu các giáo lý của Hội Thánh.
22 Liên quan đến phần kết luận bài giảng, câu nào sau đây KHÔNG đúng?
a) Thính giả sẽ hiểu sự sử dụng nếu chân lý được trình bày rõ ràng.
b) Sự kêu gọi là sự kết hợp của Đức Thánh Linh và những lời của người giảng.
c) Phần kết luận của bài giảng nên có lời kêu gọi để có hành động tích cực của người nghe.
d) Đó là trách nhiệm của người giảng để chỉ cho người nghe cách áp dụng Lời Chúa.
23 Là một phương pháp kết luận, sự tóm tắt có dụng ý:
a) đưa ra sự tóm tắt về cách bạn đã đi đến nơi đã định.
b) nhắc lại chính xác những lời của dàn ý của bạn.
c) nêu một khía cạnh cuối cùng của mục tiêu bài giảng.
d) khích lệ người nghe của bạn đưa ra những kết luận cá nhân.
24 Trong phần kết luận với sự tóm tắt, mục tiêu của bạn nên:
a) đưa ra khía cạnh giải thích cuối cùng.
b) tập trung vào mục tiêu.
c) đưa ra một minh họa cuối cùng.
d) nhắc lại chính xác từng lời của dàn ý.
25 Suốt phần áp dụng của bài giảng, điều tốt nhất là giọng nói của người giảng phải:
a) mềm mại.
b) năn nỉ.
c) mạnh mẽ.
d) thành thật.
26 Chúa Jêsus nói: “Hãy theo Ta”, minh họa:
a) sự kêu gọi đáp ứng cá nhân.
b) sự kêu gọi đáp ứng sau.
c) sự kêu gọi đáp ứng ngay.
d) sự kêu gọi đáp ứng gián tiếp.
27 Ví dụ nào là hình thức kêu gọi đáp ứng sau:
a) Giô-suê thách thức mọi người rằng: “Hãy chọn ai mà mình muốn phụng sự” (Giô-suê 24:15).
b) Sau một bài giảng mạnh mẽ về ân tứ thuộc linh, mục sư đã thách thức các thành viên của
Hội Thánh đăng ký tham gia lớp đào tạo lãnh đạo.
c) Môi-se đứng trước trại quân và nói: “Ai thuộc về Đức Giê-hô-va, hãy đến với ta” (Xuất Ê-
díp-tô Ký 32:26).
d) Sau bài giảng mạnh mẽ về lễ Phụ Thân, mục sư kêu gọi những người cha trong Hội Thánh
về nhà và cầu nguyện về việc chủ yếu dành thì giờ cho con cái của họ.
28 Đối với bài giảng “Truyền Giáo Trong Tình Bạn”, sự kết luận thích hợp sẽ là:
a) sự minh họa về tình bạn.
b) sự thách thức để làm một “danh sách làm chứng trong tình bạn”.
c) những lời của bài hát: “Bạn thân tôi ấy Jêsus.”
d) cầu nguyện với nhóm về tất cả những người chưa được nghe Tin Lành trên thế giới.
29 Một mục sư trẻ kết luận bài giảng của mình rằng: “Tối nay quý vị được mời đến đây để
thay đổi hướng đi của cuộc sống.” Điều này minh họa cho nguyên tắc kết luận nào?
a) Thích hợp
b) Cá nhân
c) Đa dạng
d) Chuẩn bị
30 Ví dụ nào sử dụng nguyên tắc đúng về phần kết luận của bài giảng?
a) Mục sư Quang không biết cách kết thúc buổi nhóm; ông thích sự ngẫu hứng.
b) Trong câu kết thúc mỗi bài giảng, mục sư nói: “Nếu người nào muốn tiếp nhận Chúa Jêsus
tối nay, xin mời tiến lên phía trước.”
c) Lúc kết thúc bài giảng về sự chữa lành thiên thượng, Mục sư Sơn thông báo trận đấu bóng
chày của Hội Thánh vào thứ Bảy tuần sau.
d) Mục sư Minh viết phần kết luận cho bài giảng của mình để ông nói chính xác cách bài giảng
của mình sẽ kết thúc.
31 Có bao nhiêu phần trăm sự truyền đạt bài giảng đến từ lời nói của diễn giả:
a) 80 phần trăm
17
b) 55 phần trăm
c) 38 phần trăm
d) 7 phần tram
32 Khi truyền đạt bài giảng, diễn giả nên giữ âm giọng:
a) tự nhiên.
b) đàm thoại.
c) mạnh mẽ.
d) nhẹ nhàng.
33 Việc sử dụng tốc độ nói của một người để nhấn mạnh, có thể:
a) nâng giọng nói của một người lên để chỉ ra một câu hỏi.
b) lặp lại câu nói để mọi người có thể hiểu rõ.
c) nói nhanh để thể hiện sự sôi nổi.
d) để cho người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
34 Các cử chỉ tự nhiên trong khi giảng được mô tả là:
a) thói quen cá nhân của diễn giả.
b) sự an ủi với một loại hành động cụ thể.
c) sự sử dụng cử chỉ phù hợp với nội dung.
d) đồng điệu như cử chỉ đàm thoại.
35 Trong khi nói tự nhiên, cử chỉ:
a) hơi đi trước lời mà nó nhấn mạnh.
b) đi kèm với lời mà nó nhấn mạnh.
c) đi theo với lời mà nó nhấn mạnh.
d) liên tục thay đổi.
36 Một mặt tích cực của phương pháp đọc đó là:
a) tạo mối quan hệ với người nghe.
b) sự thân mật và bình thường.
c) giúp người giảng sắp xếp sự trình bày của mình.
d) thích hợp như là những bài viết để in ấn dưới dạng bài báo hay bài luận.
37 Phương pháp đọc hữu ích NHẤT:
a) cho người mới bắt đầu giảng.
b) để chuẩn bị cho cá nhân.
c) cho hội chúng.
d) cho diễn giả chuộng hình thức.
38 Ưu điểm của phương pháp ứng khẩu:
a) không đòi hỏi việc soạn sẵn.
b) là sự giảng Tin Lành cách tự nhiên.
c) giới hạn độ dài của bài giảng.
d) thiết lập mối quan hệ với thính giả.
39 Yếu điểm của phương pháp giảng ngẫu hứng là:
a) thính giả mất sự chú ý.
b) bài giảng trở nên dài dòng.
c) mất quá nhiều thời gian chuẩn bị.
d) không thích hợp cho mọi dàn ý bài giảng.
40 Để giữ quan hệ của thính giả trong khi cẩn thận duy trì cấu trúc bài giảng, điều tốt nhất
là:
a) đọc bài giảng.
b) thực hành phương pháp ngẫu hứng.
c) sử dụng sự ghi chép bài giảng cách vắn tắt.
d) ghi nhớ bài giảng.
Xin Trả Lời ĐÚNG (Đ) Hay SAI (S) trước mỗi câu hỏi
41 Dàn ý bài giảng nên sử dụng những từ khác với những từ được sử dụng trong bản văn thực tế.
42 Các mục sư đạt được sự hiệp nhất trong dàn ý bài giảng của họ bằng cách sử dụng quá trình
phân tích và tổng hợp.
43 Thường thì phần giới thiệu tốt nhất là sự rút gọn của bài giảng.
44 Đề tài của bài giảng nên xuất hiện một cách tự nhiên từ cuộc thảo luận của các ý.
45 Sự thông báo bản văn ở phần cao trào của phần mở đầu là thời điểm tốt nhất để trình bày bản
văn.
46 Sự áp dụng rất quan trọng vì nó nhấn mạnh khía cạnh lý thuyết của bài giảng.
47 Điểm quan trọng nhất của việc áp dụng bài giảng phải nằm ở câu cuối cùng của phần kết luận.
48 Hầu hết những sự mời gọi trong Kinh Thánh là sự mời gọi “đáp ứng ngay”.
49 Thay đổi tốc độ của giọng nói có thể đem đến sự phấn khích, sự chú ý và các cảm xúc khác.
50 Trong khi nói mạnh mẽ, cử chỉ phải theo cùng với lời mà nó nhấn mạnh

 

 

TEXAS UNIVERSITY OF THEOLOGY
KHOA VIỆT NGỮ

 

HỆ CỬ NHÂN THẦN HỌC

2022 - 2023
Giáo sư: ooooo
Email: ooooo


Môn học:
Chuẩn Bị & Rao Giảng Sứ Điệp Kinh Thánh
Preparing and Preaching Bible Messages

 


BÀI TẬP CUỐI KHÓA
Sinh viên: NGUYEN VAN A
ID: VN200000
Email: nguyenvanaaaa@yahoo.com

 


Ngày nộp bài
00/00/2022