-
-
Liên hệ
TEXAS UNIVERSITY OF THEOLOGY
Email: txutreap@daveroever.org - Website: www.global/reap internetnational
Môn Học: Thư tín ICô-rinh-tô (A More Excellent Way)
Hệ Cao Học - Việt Ngữ
Profe: Dr. Nguyễn Đình Tấn (NC, US)
Email: txutvn@gmail.com - Phone: 404-784-4588
Ngày học: Thứ Bảy, ngày 31/ 08 & 07/ 09/ 2024
Thời gian học: Lúc 7:00 PM – 9:00 PM (Giờ HN,VN)
7:00 AM – 9:00 AM (Giờ TX,US)
8:00 AM – 10:00 AM (Giờ NC,US)
GIÁO TRÌNH KHÓA HỌC
I. Giới Thiệu Về Khóa Học
Trong thời của Sứ đồ Phao-lô. Các Hội Thánh khác có các nan đề như: Hội Thánh Ga-la-ti thì rất luật
lệ, hoàn toàn trái ngược với Hội Thánh Cô-rinh-tô. Nhưng Phao-lô hy vọng nhiều ở các tín hữu Cô-rinh-tô hơn là tín hữu Ga-la-ti luật lệ. Chúng ta hãy nghiên cứu các thư tín nầy với một sự đánh giá mới về quyền năng của Đức Chúa Trời có thể hành động trong một Hội Thánh mới khai sinh. Phao-lô đã kinh nghiệm được ân điển của Đức Chúa Trời trong chính đời sống của mình, và ông đang ao ước ân điển của Đức Chúa Trời hành động trên đời sống của những Tín hữu xác thịt tại Hội Thánh Cô-rinh-tô!
Sách I Cô-rinh-tô Sứ đồ Phao-lô bằng việc trả lời những thắc mắc mà các tín hữu Cô-rinh-tô đã hỏi ông (Vấn đề của tín hữu), và để đối phó lại những hành vi sai trái, và niềm tin sai trật mà họ đã chấp nhận. Sách II Cô-rinh-tô Sứ đồ Phao-lô cũng tìm cách bênh vực cho chức vụ sứ đồ của mình, (Vấn đề về chức vụ của Phao-lô) vì có một số người trong Hội thánh có thể đã chất vấn thẩm quyền của ông.
II. Mục Tiêu Của Khóa Học
Hội thánh Cô-rinh-tô đã bị ám ảnh vì sự chia rẽ. Những tín hữu trong Hội thánh Cô-rinh-tô đang chia rẽ thành nhiều nhóm trung thành với những người lãnh đạo thuộc linh nhất định. Nhiều nan đề và thắc mắc mà hội thánh Cô-rinh-tô đã phải đối phó, vẫn đang hiện diện trong hội thánh ngày nay. Hiện nay, nhiều hội thánh vẫn phải đấu tranh với sự chia rẽ, với sự vô đạo đức, và với việc sử dụng những ân tứ thuộc linh. Sách I Cô-rinh-tô rất hay có thể được viết cho hội thánh ngày nay, và chúng ta nên để ý đến những lời cảnh cáo của Phao-lô, và áp dụng chúng cho chính chúng ta. Dù toàn là những lời quở trách và sửa chữa, Sách I Cô-rinh-tô đem sự tập trung của chúng ta trở lại nơi mà nó phải như thế -- tập trung vào Đấng Christ. Tình yêu thương Cơ-đốc chân thật là câu trả lời cho nhiều nan đề (chương 13). Sự hiểu biết thích hợp về sự sống lại của Đấng Christ, như đã được bày tỏ trong chương 15, và có liên quan đến sự hiểu biết thích hợp về sự sống lại của chính chúng ta, là phương thuốc cho những điều gây chia rẽ và đánh bại chúng ta.
II Cô-rinh-tô là thư tín cho chúng ta biết nhiều về sứ đồ Phao-lô ở khía cạnh con người và khía cạnh người hầu việc Chúa hơn những thư khác. Mặc dù nói như vậy, nhưng chúng ta có thể rút ra vài điều từ thư tín này và áp dụng vào đời sống thường nhật của chúng ta. Thứ nhất là sự quản trị, không những tiền bạc mà còn thời gian. Người Ma-xê-đoan không chỉ dâng hiến rời rộng mà còn “trước hết dâng mình cho Chúa và cho chúng tôi, theo ý muốn của Đức Chúa Trời”. Tương tự, chúng ta nên cung hiến cho Chúa không chỉ những điều chúng ta có nhưng cả con người chúng ta. Ngài không thật sự cần tài chính của chúng ta. Ngài là Đấng toàn năng! Ngài muốn tấm lòng, một tấm lòng mong muốn phục vụ, làm vui lòng và yêu thương. Quản trị và dâng hiến cho Chúa mang ý nghĩa nhiều hơn là tiền bạc. Tất cả con người chúng ta. Chúng ta nên dâng đời sống mình phục vụ Cha. Chúng ta không nên chỉ dâng Chúa thu nhập của mình, nhưng chính đời sống chúng ta nên là tấm gương phản chiếu Ngài. Chúng ta nên dâng hiến mình trước nhất cho Chúa, sau là Hội thánh và công tác trong mục vụ của Đấng Christ.
III. Sách Giáo Khoa Cho Khóa Học
- Kinh Thánh Tân Ước Sách ICô-rinh-tô
- Sách giáo khoa Cô-rinh-tô I. Con Đường Tốt Lành Hơn, Tác giả Rev. Daniel G. Caram
IV. Yêu Cầu Của Khóa Học
• Ngày 31/08 & 07/09/2024.
• Thời Hạn Nộp Bài Trước 11:59 PM, ngày 30/08/2024
• Hiện diện đầy đủ hai buổi học qua Zoom và Góp ý kiến xây dựng bài.
• Làm bài tập theo yêu cầu của GS bộ môn
• Nộp bài tập qua e-mail: txutvn@gmail.com
V. Cách Tính Điểm Cho Khóa Học
Tổng số điểm là 100 được chia như sau:
1. Hiện Diện: 5%
2. Góp ý xây dựng bài: 5%
3. Tường trình đọc sách: 20%
3. Làm bài tập: 30%
4. Làm bài tập cuối khóa: 40%
VI. Thang Điểm Của Khóa Học
• Điểm A =100 – 94.5
• Điểm A- = 94 – 91.5
• Điểm B+ = 91 – 88.5
• Điểm B = 88 – 85.5
• Điểm B- = 85 – 82.5
• Điểm C+ = 82 – 79.5
• Điểm C = 79 – 76.5
• Điểm C- = 76 – 73.5
• Điểm D = 73 – 70.5
• Điểm F = 70 trở xuống (Không hoàn tất môn học, phải học lại)
VII. Kế Hoạch Học Tập & Bài Thi Kết Thúc Học Phần Trong Khóa Học
1.Kế Hoạch Học Tập cho tuần đầu tiên 07/09/2024
Từ chương 9 đến chương 16
2. Tuần 2. Đọc sách tóm tắt và nhận định sách giáo khoa từ chương 9 đến chương 16
Ngày nộp bài 11:59 PM, ngày 06/09/2024
3. Bài tập giữa khoá. Thời Hạn Nộp Bài Trước 11:59 PM, ngày 04/10/2024
a. Bài tập giữa khoá của sinh viên học lớp này lần đầu
Trong Sách Giáo Khoa, Chương II, trang 24, thuộc tiêu đề Sự Mặc Khải Bởi Đức Thánh Linh.
Tác giả giải thích câu Kinh Thánh trong I Cô-rinh-tô 2:11 Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời.
Như sau: “Tuy nhiên, chúng ta biết nhau vì chúng ta đều có linh hồn, cảm xúc, ước mơ, và các nhu cầu giống nhau. Nhưng về mặt thuộc linh, làm sao chúng ta có thể biết được trong lòng của người khác? Trước tiên, bằng cách hiểu rõ chính mình! Đức Chúa Trời bày tỏ tấm lòng của chúng ta bởi gươm của Chúa (Ngôi Lời). Khi Lời Chúa phơi bày tấm lòng của chúng ta, thì chúng ta có thể nhìn vào tấm lòng của người khác.”
Để làm sáng tỏ hơn, Tác giả đã trích dẫn câu Kinh Thánh trong Lu-ca 2:35
“…Chúa phán với Ma-ri: “Còn phần ngươi, có một thanh gươm sẽ đâm thấu qua lòng ngươi. Ấy vậy tư tưởng trong lòng nhiều người sẽ được bày tỏ.” Chúng ta chỉ có thể biết người khác trong phạm vi mà gươm đã xuyên qua chính chúng ta. Khi tấm lòng chúng ta được phơi bày bởi Gươm của Ngài thì chúng ta có thể đọc trong tâm linh của người khác. Lòng của Phao-lô đã được bày tỏ bởi Gươm, và ông đã biết được rất rõ tấm lòng của những tín hữu Cô-rinh-tô chưa trưởng thành. I Cô-rinh-tô 2:12- 13 Về phần chúng ta, chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến, hầu được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời; chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giãi bày sự thiêng liêng..”.
Qúy sinh viên trình bày nhân định của mình trong phần giải thích về Sự Mặc Khải Bởi Đức Thánh Linh của tác giả Rev. Daniel G. Caram.
· Gợi ý: quý sinh viên có đồng ý với sự giải thích của tác giả không? Tại sao đồng ý và tại sao không?
b. Bài tập giữa khoá của sinh viên học lại lớp này lần thứ hai.
Theo ICôr 14:20 sứ đồ Phao-lô khuyên tín hữu "về sự thông sáng, chớ nên như trẻ con; nhưng về sự gian ác, thật hãy nên như trẻ con"
Trong tinh thần câu nói đó có khó hiểu cho người mới tin Chúa và đang học làm theo Lời Chúa không? Vì ngày nay xã hội có nhiều sự cám dỗ rất tinh vi, mà tín hữu theo lời khuyên của Phao-lô thì e rằng họ cứ giữ tinh thần mình như một con trẻ thì liệu có bị mất cảnh giác mà rơi vào tội lỗi không? Sinh viên hãy cho lời giải thích?
4. Bài tập cuối khoá. Thời Hạn Nộp Bài Trước 11:59 PM, ngày 04/10/2024
Theo I Cô-rinh-tô 14:1-5
1Hãy theo đuổi tình yêu thương; hãy ao ước các ân tứ thuộc linh, nhất là ân tứ nói tiên tri. 2Vì người nói tiếng lạ không nói với loài người, mà nói với Đức Chúa Trời nên không ai hiểu được, bởi người ấy nói những điều mầu nhiệm trong Thánh Linh. 3Còn người nói tiên tri thì nói với con người để xây dựng, khích lệ và an ủi. 4Người nói tiếng lạ tự xây dựng chính mình, nhưng người nói tiên tri xây dựng Hội Thánh. 5Tôi ao ước tất cả anh em đều nói tiếng lạ, nhưng lại càng ao ước anh em nói tiên tri hơn. Người nói tiên tri thì cao trọng hơn người nói tiếng lạ, trừ phi có người thông dịch, để Hội Thánh được xây dựng.
Câu hỏi: Với tinh thần thiết tha mong ước đó của Phao-Lô qua lời Chúa ở I Cô-rinh-tô 14. Vậy thì tại sao hay dựa vào đâu (Kinh Thánh hay dựa vào lịch sử truyền thống giáo hội từ những thế kỷ trước) mà ngày nay nhiều Giáo hội - Hệ phái không hề quan tâm đến các ân tứ thuộc linh như nói tiếng lạ và nói tiên tri. Trong khi một số Giáo hội – Hệ phái khác thì phát triển nó như một lợi thế thuộc linh để củng cố đức tin và truyền giáo.
Sinh viên hãy trình bày bài viết của mình, tối thiểu với 3 trang A4, Font chữ Times New Roman, Size chữ 12, Khoảng cách giữa hàng trên và hàng dưới dòng đôi (double line). Xin cảm ơn quý tôi con Chúa.